07/06/2021 12:00:00 SA
KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH THẨM ĐỊNH GIÁ
(trả lại tên cho em)
Từ sau lình xình về cổ phần hóa Hãng Phim truyện VN (VFS), sau nhiều phiên điều trần tại Quốc hội và "sức ép" không nhỏ từ dư luận, một thuật ngữ chuyên ngành mới "Giá trị văn hóa, lịch sử" của doanh nghiệp cổ phần hoá, thoái vốn được ra đời. Giá trị của loại "tài sản vô hình" này được xác định không thấp hơn 1% trên tổng giá trị thực tế phần vốn nhà nước, vốn của doanh nghiệp nhà nước dẫn đến nhiều tranh luận trái chiều như:
+ "Giá trị văn hóa, lịch sử (nếu có)" được hiểu là có thì chứng minh bằng cách nào? Ai giám nói là không có?
+ Thế nào là "không đủ hồ sơ, tài liệu để xác định giá trị văn hóa, lịch sử" trách nhiệm của doanh nghiệp về lưu giữ, chứng minh không có "hồ sơ, tài liệu để xác định giá trị văn hóa, lịch sử"
+ Chủ sở hữu vốn chuyển nhượng "chịu trách nhiệm về quyết định của mình (tối thiểu 1%)" chứ không phải bằng (=) 1% vậy căn cứ đâu để xác định bằng tối thiểu;
Ngày 26/5/2021, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số: 36/2021/TT-BTC hướng dẫn một số nội dung về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp. Tại Khoản 1, 2 Điều 3 của Nghị định quy định "Tổ chức có chức năng thẩm định giá căn cứ các phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp quy định tại Thông tư số 28/2021/TT-BTC ngày 27/4/2021 của Bộ Tài chính ban hành Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 12 và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có) để xác định giá khởi điểm chuyển nhượng vốn, trong đó giá trị thương hiệu (bao gồm cả giá trị văn hóa, lịch sử) trong giá trị doanh nghiệp được xác định theo các phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp theo quy định."
Như vậy, Bộ Tài chính thống nhất "Trả lại tên cho em" tức là xác định giá trị "văn hóa, lịch sử" là tài sản vô hình không tính được hoặc nếu tính được thì phải có đủ điều kiện nhận biết theo tiêu chuẩn thẩm định giá số 13 thầm định giá tài sản vô hình. Việc hướng dẫn xác định giá trị "văn hóa, lịch sử" theo Tiêu chuẩn thẩm định giá trị doanh nghiệp (TĐGVN 12) chấm dứt rất nhiều vướng mắc dẫn đến chậm tiến độ cổ phần hoá, thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 10/7/2021 và thay thế Thông tư số 219/2015/TT-BTC; Thông tư số 59/2018/TT-BTC.
Tải đầy đủ Thông tư: Tại đây