VIETNAM APPRAISAL AND INSPECTION Co.ltd
22/12/2024 10:25:10
Theo điều 16 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP quy định về Bồi thường đối với đất thuộc hành lang an toàn khi xây dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn như sau:
“1. Khi Nhà nước thu hồi đất nằm trong hành lang bảo vệ an toàn xây dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn thì thực hiện bồi thường, hỗ trợ theo quy định tại Nghị định này.
2. Trường hợp Nhà nước không thu hồi đất thì đất nằm trong phạm vi hành lang an toàn được bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền với đất như sau:
a) Làm thay đổi mục đích sử dụng đất thì được bồi thường bằng tiền theo mức chênh lệch về giá trị quyền sử dụng đất;
b) Không làm thay đổi mục đích sử dụng đất, nhưng làm hạn chế khả năng sử dụng của đất thì được bồi thường bằng tiền theo mức thiệt hại thực tế. Mức bồi thường thiệt hại thực tế do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định cho phù hợp đối với từng trường hợp cụ thể;
c) Nhà ở, công trình xây dựng khác và các tài sản khác nằm trong phạm vi hành lang an toàn bị thiệt hại do phải giải tỏa thì được bồi thường theo mức thiệt hại thực tế.”
Theo Điều 26 Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND quy định về Bồi thường đối với đất thuộc hành lang an toàn khi xây dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn (Thực hiện Điều 16 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP)
“1. Trường hợp làm thay đổi mục đích sử dụng đất:
a) Làm thay đổi mục đích sử dụng đất từ đất ở sang đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở), từ đất ở sang đất nông nghiệp thì tiền bồi thường bằng chênh lệch giữa giá đất ở với giá đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở), giữa giá đất ở với giá đất nông nghiệp nhân với diện tích bị chuyển đổi mục đích sử dụng.
b) Làm thay đổi mục đích sử dụng đất từ đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở) sang đất nông nghiệp thì tiền bồi thường bằng chênh lệch giữa giá đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở) với giá đất nông nghiệp nhân với diện tích bị chuyển đổi mục đích sử dụng.
2. Trường hợp không làm thay đổi mục đích sử dụng đất (nhà ở, công trình đủ điều kiện tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn của công trình), nhưng làm hạn chế khả năng sử dụng thì được bồi thường bằng tiền theo mức thiệt hại thực tế. Mức cụ thể do Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định phù hợp cho từng trường hợp.
2. Khi hành lang bảo vệ an toàn công trình chiếm dụng khoảng không trên 70% diện tích đất sử dụng có nhà ở, công trình của một chủ sử dụng đất thì phần diện tích đất còn lại cũng được bồi thường theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.”
Theo khoản 5, Điều 1 Quyết định 02/2013/QĐ-UBND ngày 7/1/2013 về sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 của UBND Thành phố về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội sửa đổi Sửa đổi khoản 2 Điều 26 Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND như sau:
“2. Trường hợp không thu hồi đất và không làm thay đổi mục đích sử dụng đất (nhà ở, công trình đủ điều kiện tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn của công trình), nhưng làm hạn chế khả năng sử dụng thì được hỗ trợ bằng tiền)
a) Nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân không phải di dời khỏi hành lang an toàn lưới điện điện áp đến 220KV quy định tại khoản 4, Điều 1 Nghị định số 81/2009/NĐ-CP thì chủ sở hữu nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt được hỗ trợ (một lần) do hạn chế khả năng sử dụng và ảnh hưởng trong sinh hoạt, như sau:
a.1. Nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt có một phần hoặc toàn bộ diện tích xây dựng nằm trong hành lang an toàn lưới điện, được xây dựng trên đất đủ điều kiện bồi thường về đất theo quy định của pháp luật, trước ngày thông báo thực hiện dự án công trình lưới điện cao áp được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thì được hỗ trợ phan diện tích xây dựng trong hành lang an toàn lưới điện bằng 70% đơn giá xây dựng mới do UBND thành phố Hà Nội ban hành;
a.2. Nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt được xây dựng trên đất không đủ điều kiện bồi thường về đất theo quy định của pháp luật nhưng thực tế đã xây dựng (trước ngày 01/7/2004 thì được hỗ trợ bằng 50% mức hỗ trợ quy định tại Điều 32 bản quy định ban hành kèm Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 của UBND thành phố Hà Nội, tính trên diện tích xây dựng nằm trong hành lang an toàn lưới điện.
b) Đất ở, các loại đất khác trong cùng thửa với đất ở của một chủ sử dụng trong hành lang an toàn lưới điện thược diện Nhà nước không thu hồi đất thì chủ sử dụng đất được hồ trợ (một lần) do hạn chế khả năng sử dụng đất, như sau:
b.1. Đất ở có một trong các điều kiện quy định tại Điều 7 bản quy định ban hành kèm Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 của UBND Thành phố được hỗ trợ với mức bằng 80% đơn giá bồi thường đất ở tính trên diện tích đất nằm trong hành lang an toàn lưới điện;
b.2. Các loại đất khác, trong cùng thửa với đất ở quy định tại tiết b1 nêu trên, được hỗ trợ bằng 80% mức bồi thường, hỗ trợ về đất theo quy định tại bản quy định này khi thu hồi các loại đất khác đó, tính trên diện tích các loại đất khác nằm trong hành lang an toàn lưới điện.
c) Đối với cây trồng trong và ngoài hành lang an toàn lưới điện nhưng có tán lá nằm trong hành lang an toàn lưới điện:
c.1. Cây trồng có trước khi thông báo thu hồi đất thực hiện dự án và trong hành lang an toàn lưới điện, nếu phải chặt bỏ và cấm trồng mới theo quy định tại khoản 3, Điều 5 Nghị định 106/2005/NĐ-CP thì được bồi thường theo quy định hiện hành.
c.2. Cây trồng có trước khi thông báo thu hồi đất thực hiện dự án và trong hành lang an toàn lưới điện thuộc loại không phải chặt bỏ và cấm trồng mới theo quy định tại khoản 3, Điều 5 Nghị định 106/200 5/NĐ-CP hoặc cây ngoài hành lang có nguy cơ vi phạm khoảng cách an toàn quy định tại khoản 2, Điều 5 Nghị định 106/2005/NĐ-CP thì đơn vị quản lý vận hành có quyền kiểm tra, chặt tỉa cây để đảm bảo an toàn cho đường dây dẫn điện trên không và được hỗ trợ một lần. UBND cấp huyện quyết định mức hỗ trợ nhưng tối đa không quá 30% mức bồi thường theo quy định.
d) Khi thực hiện hỗ trợ bằng tiền quy định tại các mục a, b, c nêu trên, UBND quận, huyện, thị xã có trách nhiệm chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường, vần phòng đăng ký quyền sử dụng đất quận, huyện, thị xã làm thủ tục ghi hạn chế quyền sử dụng đất trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) hoặc lưu hồ sơ quản lý đất đai để thực hiện việc quản lý sử dụng đất và ghi hạn chế quyền sử dụng đất khi cấp Giấy chứng nhận quyền sư dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác phù hợp với đất."
Lưu ý: Câu trả lời chỉ có giá trị theo hiệu lực cúa văn bản quản lý Nhà nước được trích dẫn có thể đã được thay thế bằng câu trả lời khác trong website này