VIETNAM APPRAISAL AND INSPECTION Co.ltd
21/12/2024 23:50:54
- Theo điều 4 Luật Giá quy định: “15. Thẩm định giá là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá.”.
- Theo tiêu chuẩn thẩm định giá 02 ban hành kèm theo quyết định số 77/2005/QĐ-BTC của Bộ Tài chính đã hết hiệu lực thì: “Giá trị thanh lý là giá trị ước tính thu được khi hết thời gian sử dụng hữu ích của tài sản sau khi trừ chi phí thanh lý ước tính.
Giá trị thanh lý phản ánh giá trị còn lại của một tài sản (trừ đất đai) khi tài sản đó đã hết hạn sử dụng và được bán thanh lý. Tài sản vẫn có thể được sửa chữa, hoặc hoán cải cho mục đích sử dụng mới hoặc có thể cung cấp những bộ phận linh kiện rời cho những tài sản khác còn hoạt động”
Tuy nhiên, sau khi điều chỉnh sửa đổi Tiêu chuẩn Giá trị phi thị trường làm cơ sở cho thẩm định giá theo Ban hành kèm theo Thông tư số 158/2014/TT-BTC ngày 27 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính thì không còn khái niệm này nhưng trong Phụ lục số 04 của Tiêu chuẩn thẩm định giá số 09 (TĐGVN09) hướng dẫn tài sản có chất lượng còn lại dưới 30% được mô tả như sau:
"+ Thiết bị cũ đã qua sử dụng một thời gian dài, hư hỏng hoàn toàn.
+ Không còn khả năng phục hồi. Chỉ thích hợp cho việc tháo dỡ để lấy lại một số bộ phận còn sử dụng được của máy hoặc bán phế liệu."
Nội dung này phù hợp với Quyết định số 57/1999/QĐ-TĐC ngày 11/03/1999 của tổng cục trưởng tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng đưa ra phần trăm (%) chất lượng còn lại được đánh giá <= 30% như sau:
"- Thiết bị cũ đã qua sử dụng, hư hỏng hoàn toàn
- Không còn khả năng phục hồi, chỉ thích hợp cho việc tháo dỡ để lấy lại một số bộ phận còn sử dụng được của máy."
Mục đích thẩm định giá nhà xưởng, máy móc, thiết bị không còn giá trị sử dụng
- Mua, bán thanh lý.
- Tính thuế và hạch toán sổ sách kế toán.
- Các mục đích khác
Hồ sơ cần cung cấp cho việc thẩm định giá
- Giấy yêu cầu thẩm định giá khách hàng lập (có mẫu kèm theo)
- Giấy ủy quyền nếu tài sản không thuộc sở hữu của khách hàng trực tiếp liên hệ thẩm định giá.
- Danh mục tài sản yêu cầu thẩm định giá (có mẫu kèm theo)
- Sổ tài sản, thẻ tài sản theo dõi việc trung, đại tu, hóa đơn mua thiết bị, phụ tùng thay thế phục vụ nâng cấp, bảo trì máy móc thiết bị, phương tiện vận tải (nếu có).
- Các biên bản định giá tài sản phục vụ công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp khi góp vốn liên doanh, phục vụ công tác kiểm kê của Nhà nước ... tại từng thời điểm (nếu có)
- Tài liệu kỹ thuật, catalogue
- Bản vẽ mặt bằng nhà xưởng
- Chứng thư giám định chất lượng còn lại, Biên bản giám định chất lượng còn lại của cơ quan có thẩm quyền (nếu có)
- Hiện trạng bảo quản tài sản đề nghị thẩm định giá.
- Đối với phương tiện vận tải bộ cần cung cấp thêm:
+ Giấy đăng ký phương tiện vận tải
+ Giấy chứng nhận đăng kiểm
+ Giấy chứng nhận bảo hiểm (nếu có)
+ Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật đối với phương tiện chở vật liệu cháy nổ, nguy hiểm (xe bồn chở gas, hóa chất…) (nếu có)
Trong trường hợp hồ sơ pháp lý, hồ sơ kỹ thuật không rõ ràng, thiếu cơ sở để tiến hành thẩm định giá như:
- Không rõ ràng về tình trạng pháp lý của tài sản.
- Hạn chế về thông tin, dữ liệu liên quan cần thu thập đối với tài sản.
- Phức tạp trong việc phân loại, hạng tài sản.
- Lượng hoá những nhân tố tác động đến giá tài sản.
Thẩm định viên phải thông báo ngay với khách hàng và nêu rõ mục đích, yêu cầu trưng cầu giám định, tư vấn của các chuyên gia, tổ chức có chức năng về công suất thiết kế, tính năng tác dụng của máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ, thời gian tiến hành giám định không tính vào thời gian thực hiện hợp đồng thẩm định giá, chi phí do khách hàng thanh toán.