VIETNAM APPRAISAL AND INSPECTION Co.ltd
21/12/2024 22:19:36
CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ 13
Xác định giá trị hợp lý
Mục tiêu
1 IFRS này:
2 Giá trị hợp lý được xác định trên cơ sở thông tin thu thập từ thị trường mà không phải là xác định cho một đơn vị cụ thể. Đối với một số tài sản và nợ phải trả, các thông tin từ thị trường hoặc giao dịch tương tự có thể có sẵn. Với các tài sản và nợ phải trả khác, các thông tin và giao dịch trên thị trường có thể không có sẵn. Tuy nhiên, mục tiêu của việc xác định giá trị hợp lý trong cả hai trường hợp đều là để ước tính mức giá mà tại đó một giao dịch tự nguyện có tổ chức để bán tài sản hoặc chuyển nhượng nợ phải trả giả định sẽ diễn ra giữa các bên tham gia thị trường tại ngày xác định giá trị, trong điều kiện thị trường hiện tại (ví dụ giá đầu ra tại ngày xác định giá trị theo đánh giá của bên đang nắm giữ tài sản hoặc khoản nợ phải trả).
3 Trường hợp không thể quan sát được mức giá của tài sản hoặc nợ phải trả trên thị trường, đơn vị xác định giá trị hợp lý của tài sản hoặc khoản nợ phải trả bằng các kỹ thuật định giá sử dụng tối đa các đầu vào quan sát được và tối thiểu các đầu vào không quan sát được trên thị trường. Do được xác định dựa vào các thông tin thu thập được trên thị trường, các kỹ thuật định giá phải bao gồm các giả định mà các bên tham gia thị trường sẽ sử dụng khi định giá tài sản hoặc nợ phải trả, kể cả các giả định về rủi ro. Vì thế, ý định nắm giữ tài sản hoặc thanh toán hay thực hiện nghĩa vụ nợ của đơn vị đơn vị sẽ không phù hợp khi xác định giá trị hợp lý.
4 Khái niệm giá trị hợp lý trong Chuẩn mực này tập trung vào tài sản và nợ phải trả vì đây là các đối tượng chính của việc ghi nhận kế toán. Ngoài ra, Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế này còn được áp dụng cho cả các công cụ vốn chủ sở hữu của đơn vị được ghi nhận theo giá trị hợp lý.
Phạm vi
5 Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế này được áp dụng trong trường hợp một Chuẩn mực khác yêu cầu hoặc cho phép việc ghi nhận hoặc trình bày báo cáo tài chính theo giá trị hợp lý (và ghi nhận hoặc trình bày dựa trên giá trị hợp lý, ví dụ ghi nhận theo giá trị hợp lý trừ chi phí bán), ngoại trừ các quy định tại các đoạn 6 và 7 dưới đây.
6 Yêu cầu về xác định và trình bày giá trị hợp lý tại Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế này không áp dụng cho các trường hợp sau:
7 Việc trình bày và thuyết minh theo yêu cầu của Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế này là không bắt buộc đối với những trường hợp sau đây:
8 Khuôn khổ về xác định giá trị hợp lý được mô tả trong Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế này được áp dụng cho cả việc xác định giá trị hợp lý tại thời điểm ghi nhận ban đầu và ghi nhận về sau nếu các Chuẩn mực khác yêu cầu hoặc cho phép.
Xác định giá trị
Định nghĩa giá trị hợp lý
9 Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế này định nghĩa giá trị hợp lý là giá trị có thể nhận được khi bán một tài sản hoặc giá chuyển nhượng một khoản nợ phải trả trong một giao dịch tự nguyện có tổ chức giữa các bên tham gia thị trường tại ngày xác định giá trị.
10 Đoạn B2 miêu tả phương pháp chung về xác định giá trị hợp lý.
Tài sản hoặc nợ phải trả
11 Việc xác định giá trị hợp lý được áp dụng cho một tài sản hoặc một khoản nợ phải trả cụ thể. Do đó, khi xác định giá trị hợp lý, đơn vị cần cân nhắc các đặc tính của tài sản hoặc khoản nợ phải trả nếu các đặc tính này được các bên tham gia thị trường xem xét đến khi xác định giá trị tài sản hoặc khoản nợ phải trả tại ngày xác định giá trị. Một số ví dụ về các đặc tính này như sau:
12 Ảnh hưởng của từng đặc tính cụ thể tới việc xác định giá trị hợp lý sẽ khác nhau phụ thuộc vào việc các đặc tính đó sẽ được các bên tham gia thị trường xem xét như thế nào khi xác định giá trị tài sản hoặc nợ phải trả.
13 Các tài sản hoặc nợ phải trả được xác định giá trị hợp lý có thể là:
14 Một tài sản hoặc một khoản nợ phải trả được xác định là một tài sản hoặc một khoản nợ phải trả riêng lẻ hay một nhóm tài sản, một nhóm nợ phải trả hoặc một nhóm tài sản và nợ phải trả cho mục đích ghi nhận và thuyết minh trên báo cáo tài chính phụ thuộc vào đơn vị áp dụng kế toán. Đơn vị áp dụng kế toán của tài sản hoặc nợ phải trả được xác định theo quy định tại các Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế yêu cầu hoặc cho phép ghi nhận theo giá trị hợp lý, ngoại trừ các trường hợp được quy định cụ thể trong Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế này.
Giao dịch
15 Giá trị hợp lý được xác định dựa trên giả định tài sản hoặc nợ phải trả được trao đổi trong một giao dịch tự nguyện có tổ chức giữa các bên tham gia thị trường để bán tài sản hoặc chuyển nhượng nợ phải trả vào ngày xác định giá trị trong điều kiện thị trường hiện tại.
16 Giá trị hợp lý được xác định dựa trên giả định giao dịch bán tài sản hoặc chuyển nhượng nợ phải trả diễn ra trên:
17 Đơn vị không nhất thiết phải tiến hành tìm kiếm tất cả các thị trường có thể giao dịch tài sản hoặc nợ phải trả cần xác định giá trị để xác định thị trường chính yếu hoặc thị trường thuận lợi nhất trong trường hợp không có thị trường chính yếu, nhưng phải cân nhắc đến tất cả các thông tin thị trường có sẵn. Trong trường hợp không có bằng chứng ngược lại, thị trường mà đơn vị thường xuyên tiến hành giao dịch bán tài sản hoặc chuyển giao nợ phải trả được coi là thị trường chính yếu, hoặc là thị trường thuận lợi nhất trong trường hợp không có thị trường chính yếu.
18 Nếu tài sản hoặc nợ phải trả có thị trường chính yếu để giao dịch, việc xác định giá trị hợp lý phải phản ánh giá trị tài sản, nợ phải trả tại thị trường đó (cho dù đó là giá quan sát được trực tiếp hay là giá ước tính dựa trên các kỹ thuật định giá khác) ngay cả khi giá trị của tài sản hoặc nợ phải trả đó tại một thị trường khác tại ngày xác định giá trị có thể thuận lợi hơn .
19 Đơn vị phải có quyền tham gia vào thị trường chính yếu (hoặc thị trường thuận lợi nhất) vào ngày xác định giá trị. Bởi vì các đơn vị khác nhau (hay các đơn vị kinh doanh khác nhau trong cùng một đơn vị) với các hoạt động khác nhau có thể tiếp cận các loại thị trường khác nhau, thị trường chính yếu (hoặc thị trường thuận lợi nhất) cho cùng một tài sản hoặc nợ phải trả có thể sẽ khác nhau với các đơn vị khác nhau (hay với các hoạt động kinh doanh khác nhau trong cùng một đơn vị). Do đó, thị trường chính yếu (hoặc thị trường thuận lợi nhất) và các bên tham gia thị trường sẽ được cân nhắc theo quan điểm đánh giá của từng đơn vị, và vì thế, tạo ra sự khác biệt giữa hai hay nhiều đơn vị có các hoạt động kinh doanh khác nhau.
20 Việc đơn vị phải có khả năng tham gia vào thị trường không có nghĩa là đơn vị bắt buộc phải bán một tài sản hay chuyển nhượng một khoản nợ cụ thể tại ngày xác định giá trị để có thể xác định giá trị hợp lý trên cơ sở giá tại thị trường đó.
21 Ngay cả khi không có thông tin quan sát được trên thị trường về giá trị của tài sản hoặc nợ phải trả vào ngày xác định giá trị, giá trị hợp lý sẽ được xác định dựa trên giả định rằng một giao dịch được thực hiện vào ngày này, có cân nhắc đến quan điểm đánh giá của bên tham gia thị trường đang nắm giữ tài sản hoặc nợ phải trả. Giao dịch giả định này là cơ sở để ước tính giá bán tài sản hay giá chuyển nhượng khoản nợ phải trả đó.
Các bên tham gia thị trường
22 Đơn vị phải xác định giá trị hợp lý của một tài sản hoặc một khoản nợ phải trả dựa trên các giả định mà các bên tham gia thị trường sẽ sử dụng khi đánh giá tài sản hoặc nợ phải trả nhằm đem lại lợi ích kinh tế tốt nhất cho họ.
23 Trong quá trình xây dựng các giả định này, đơn vị không cần xác định cụ thể các bên tham gia thị trường. Thay vào đó, đơn vị cần xác định các đặc điểm để phân biệt các bên tham gia thị trường. Các yếu tố cần được xem xét bao gồm:
Giá
24 Giá trị hợp lý là giá mà đơn vị có thể nhận được khi bán một tài sản hoặc giá chuyển nhượng một khoản nợ phải trả trong một giao dịch tự nguyện có tổ chức trên thị trường chính yếu (hoặc thị trường thuận lợi nhất) tại thời điểm xác định giá trị trong điều kiện thị trường hiện tại (tức là giá đầu ra), cho dù đó là giá quan sát được trực tiếp trên thị trường hay là giá được ước tính sử dụng các kỹ thuật định giá khác.
25 Giá trên thị trường chính yếu (hay thị trường thuận lợi nhất) dùng làm cơ sở để xác định giá trị hợp lý của tài sản hoặc nợ phải trả sẽ không được điều chỉnh để phản ánh chi phí giao dịch. Chi phí giao dịch sẽ được ghi nhận theo hướng dẫn của các Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế khác. Chi phí giao dịch không phải là đặc điểm của một tài sản hoặc nợ phải trả, nó chỉ gắn với từng giao dịch cụ thể và sẽ khác nhau tùy thuộc vào cách thức mà đơn vị thực hiện giao dịch.
26 Chi phí giao dịch không bao gồm chi phí vận chuyển. Nếu vị trí là một đặc điểm của một tài sản (ví dụ trong trường hợp hàng hóa tiêu dùng), giá trị trên thị trường chính yếu (hoặc thị trường thuận lợi nhất) sẽ được điều chỉnh để bao gồm các chi phí (nếu có) phát sinh để đưa tài sản từ vị trí hiện tại đến thị trường đó.
Áp dụng đối với các tài sản phi tài chính
Sử dụng tối đa và tốt nhất đối với tài sản phi tài chính
27 Xác định giá trị hợp lý của một tài sản phi tài chính cần phải xem xét đến khả năng tạo ra lợi ích kinh tế cho các bên tham gia thị trường khi sử dụng tối đa và tốt nhất tài sản đó, hoặc khi bán tài sản đó cho một bên tham gia thị trường khác mà có thể sử dụng tài sản đó theo cách thức tối đa và tốt nhất.
28 Cách thức sử dụng tối đa và tốt nhất một tài sản phi tài chính cần tính đến các đặc tính vật lý, giới hạn khả năng sử dụng theo luật pháp và khả năng tạo ra lợi ích kinh tế. Cụ thể:
29 Cách sử dụng tối đa và tốt nhất một tài sản được xác định theo quan điểm đánh giá của các bên tham gia thị trường, ngay cả khi tài sản đó có thể được sử dụng với cách thức khác. Tuy nhiên, thông thường cách thức sử dụng tài sản phi tài chính hiện tại sẽ được coi là cách thức sử dụng tài sản tối đa và tốt nhất, trừ khi thị trường hoặc các yếu tố khác cho thấy sử dụng theo một cách khác mới có thể tối ưu giá trị của tài sản.
30 Để bảo vệ vị trí cạnh tranh của mình, hoặc vì các lý do khác mà đơn vị đơn vị có thể không sử dụng tài sản phi tài chính theo cách thức tối đa và tốt nhất. Ví dụ đơn vị có thể mua một tài sản vô hình và sử dụng hạn chế để các đối thủ cạnh tranh không thể sử dụng nó. Tuy nhiên, giá trị hợp lý của tài sản phi tài chính phải được xác định dựa trên giả định tài sản được sử dụng theo cách thức tối đa và tốt nhất bởi các bên tham gia thị trường.
Cơ sở định giá tài sản phi tài chính
31 Cách thức sử dụng tối đa và tốt nhất tài sản phi tài chính tạo ra cơ sở định giá mà cơ sở định giá này được sử dụng cho việc xác định giá trị hợp lý của tài sản. Cụ thể như sau:
32 Giá trị hợp lý của tài sản phi tài chính được xác định dựa trên giả định rằng tài sản được bán một cách nhất quán với đơn vị áp dụng kế toán theo quy định trong các Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế khác (mà có thể là một tài sản độc lập). Giả định này được áp dụng ngay cả trong trường hợp việc sử dụng tài sản đó được cho là tối đa và tốt nhất khi kết hợp với các tài sản khác hoặc với các tài sản và nợ phải trả khác do các bên tham gia thị trường được giả định là đã nắm giữ các tài sản kết hợp và các khoản nợ có liên quan.
33 Đoạn B3 mô tả việc áp dụng cơ sở định giá đối với tài sản phi tài chính.
Áp dụng đối với nợ phải trả và các công cụ vốn chủ sở hữu của đơn vị
Các nguyên tắc chung
34 Giá trị hợp lý được xác định dựa trên giả định rằng khoản nợ tài chính hoặc phi tài chính hoặc công cụ vốn chủ sở hữu của đơn vị (ví dụ phát hành cổ phần để kiểm soát một đơn vị khác trong giao dịch hợp nhất kinh doanh) được chuyển nhượng cho các bên tham gia thị trường tại ngày xác định giá trị. Việc chuyển nhượng nợ phải trả hoặc công cụ vốn chủ sở hữu của đơn vị được thực hiện dựa trên các giả định sau:
35 Ngay cả khi không có thị trường quan sát được để cung cấp thông tin về giá trị của việc chuyển nhượng khoản nợ hoặc công cụ vốn chủ sở hữu của đơn vị (ví dụ khi việc chuyển nhượng bị ngăn cản bởi các điều khoản của hợp đồng hoặc các hạn chế pháp lý khác), sẽ vẫn có các thông tin quan sát được từ thị trường liên quan đến các khoản mục này nếu chúng được nắm giữ làm tài sản bởi các bên khác (ví dụ trái phiếu đơn vị hoặc quyền chọn mua cổ phiếu).
36 Trong mọi trường hợp, đơn vị cần tận dụng tối đa các đầu vào có liên quan và có thể quan sát được trên thị trường và giảm thiểu việc sử dụng các đầu vào không quan sát được trên thị trường trong quá trình xác định giá trị hợp lý, nhằm ước tính mức giá mà một công cụ nợ hoặc công cụ vốn chủ sở hữu sẽ được chuyển nhượng trong một giao dịch tự nguyện có tổ chức giữa các bên tham gia thị trường vào thời điểm xác định giá theo các điều kiện thị trường hiện tại.
Các công cụ nợ và công cụ vốn chủ sở hữu do các bên khác nắm giữ làm tài sản
37 Khi thông tin niêm yết về giá chuyển nhượng của một công cụ nợ hoặc một công cụ vốn chủ sở hữu tương tự không có sẵn và công cụ tương tự này đang được một đơn vị khác nắm giữ làm tài sản, đơn vị cần xác định giá trị hợp lý của công cụ nợ hoặc công cụ vốn chủ sở hữu này dựa trên quan điểm đánh giá của bên tham gia thị trường đang nắm giữ công cụ tương tự tại ngày xác định giá trị.
38 Trong các trường hợp đó, đơn vị sẽ xác định giá trị hợp lý của công cụ nợ hoặc công cụ vốn chủ sở hữu như sau:
39 Đơn vị chỉ điều chỉnh giá niêm yết của một công cụ nợ hoặc một công cụ vốn chủ sở hữu mà đang được các bên khác nắm giữ làm tài sản khi có các yếu tố cụ thể chỉ ra rằng các công cụ được giao dịch trên thị trường có các đặc điểm không giống với các công cụ đang được xác định giá trị. Đơn vị cần đảm bảo rằng các hạn chế về giao dịch đối với các công cụ nợ hoặc công cụ vốn chủ sở hữu không ảnh hưởng đến mức giá đầu ra của các công cụ đó. Ví dụ về một số yếu tố có thể chỉ ra điều chỉnh giá niêm yết của các công cụ là cần thiết:
Công cụ nợ và công cụ vốn chủ sở hữu không được nắm giữ bởi các bên khác như là tài sản
40 Khi giá niêm yết cho giao dịch chuyển nhượng công cụ nợ hoặc công cụ vốn chủ sở hữu của chính đơn vị giống hệt hoặc tương tự không có và công cụ giống hệt không được các bên khác nắm giữ như là tài sản, đơn vị sẽ xác định giá trị hợp lý của công cụ nợ và công cụ vốn chủ sở hữu dựa trên kỹ thuật định giá mà các bên tham gia thị trường sở hữu công cụ nợ hoặc phát hành công cụ vốn chủ sở hữu có thể sử dụng để định giá.
41 Ví dụ, khi áp dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền, đơn vị cần xem xét một trong các yếu tố sau:
Rủi ro không thực hiện được nghĩa vụ
42 Giá trị hợp lý của một khoản nợ phải trả phản ánh cả ảnh hưởng của rủi ro không thực hiện được nghĩa vụ. Rủi ro không thực hiện được nghĩa vụ bao gồm, nhưng có thể không giới hạn trong rủi ro tín dụng của chính đơn vị (như đã được định nghĩa trong IFRS 7 Công cụ tài chính: Thuyết minh thông tin). Rủi ro không thực hiện được nghĩa vụ được giả định là giống nhau cả trước và sau khi chuyển nhượng khoản nợ phải trả.
43 Khi xác định giá trị hợp lý của khoản nợ, đơn vị cần tính đến ảnh hưởng của rủi ro tín dụng (xếp hạng tín dụng) và bất kỳ yếu tố nào khác có thể ảnh hưởng đến khả năng nghĩa vụ nợ sẽ được hoặc không được thực hiện. Các ảnh hưởng đó có thể khác nhau tùy theo từng khoản phải trả, ví dụ:
44 Giá trị hợp lý của khoản nợ phản ánh ảnh hưởng của rủi ro không thực hiện được nghĩa vụ phải trả trên cơ sở đơn vị áp dụng kế toán. Công ty phát hành khoản nợ phải trả được tăng cường bởi biện pháp bảo đảm tín dụng từ bên thứ ba (ví dụ, bảo lãnh tín dụng từ bên thứ ba) không tách rời được hạch toán thành các khoản mục riêng biệt, sẽ không tính vào giá trị hợp lý của khoản nợ phải trả ảnh hưởng của các biện pháp bảo đảm tín dụng kèm theo. Khi đó, chỉ mức độ tín nhiệm tín dụng của bên phát hành khoản nợ phải trả mới được phản ánh trong giá trị hợp lý của khoản nợ phải trả, mức độ tín nhiệm tín dụng của bên bảo lãnh không được phản ánh trong giá trị hợp lý của khoản nợ phải trả đó.
Hạn chế trong việc chuyển nhượng khoản nợ phải trả hoặc công cụ vốn chủ sở hữu
45 Khi đánh giá giá trị hợp lý của khoản nợ hoặc công cụ vốn chủ sở hữu, hạn chế trong việc chuyển nhượng khoản nợ phải trả hoặc công cụ vốn chủ sở hữu không được coi là một đầu vào riêng biệt hoặc là yếu tố điều chỉnh đối với các đầu vào khác liên quan đến hạn chế trong việc chuyển nhượng khoản mục đó. Ảnh hưởng của các hạn chế trong chuyển nhượng này được phản ánh một cách cụ thể hoặc ngầm định vào các đầu vào sử dụng trong quá trình xác định giá trị hợp lý của các công cụ nợ hoặc công cụ vốn chủ sở hữu này.
46 Ví dụ, tại ngày giao dịch, cả chủ nợ và bên nhận nợ xác nhận giá trị khoản nợ và đều chấp nhận nghĩa vụ nợ đó không được phép chuyển nhượng. Và vì thế, ảnh hưởng của việc hạn chế chuyển nhượng này đã được phản ánh trong giá trị giao dịch mà không cần coi đó là một đầu vào riêng biệt hoặc yếu tố điều chỉnh đối với các đầu vào khác trong quá trình xác định giá trị của khoản nợ. Tương tự, ảnh hưởng của việc hạn chế chuyển nhượng này cũng không được coi là một đầu vào riêng biệt hoặc là yếu tố điều chỉnh đối với các đầu vào khác trong quá trình xác định giá trị hợp lý của khoản nợ tại các kỳ xác định giá trị tiếp theo.
Nợ phải trả tài chính với đặc điểm không kỳ hạn
47 Giá trị hợp lý của một khoản nợ phải trả tài chính với đặc điểm không kỳ hạn (ví dụ như tiền gửi không kỳ hạn) tối thiểu phải bằng số tiền phải trả, được chiết khấu từ thời điểm đầu tiên mà số tiền đó có thể được yêu cầu thanh toán.
Áp dụng đối với nhóm tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính có trạng thái rủi ro thị trường hoặc rủi ro tín dụng có thể bù trừ cho nhau
48 Đơn vị nắm giữ nhóm các tài sản và nợ phải trả tài chính cùng chịu rủi ro thị trường (như định nghĩa ở IFRS 7) và rủi ro tín dụng (như định nghĩa ở IFRS 7) đối với mỗi bên. Nếu đơn vị quản lý nhóm tài sản và nợ phải trả tài chính này trên cơ sở rủi ro thị trường thuần hoặc rủi ro tín dụng thuần, chuẩn mực này cho phép áp dụng ngoại lệ trong việc xác định giá trị hợp lý của nhóm tài sản và nợ phải trả tài chính này. Ngoại lệ này cho phép đơn vị xác định giá trị hợp lý của nhóm tài sản và nợ phải trả tài chính này theo giá trị có thể nhận được khi bán (giá trị rủi ro của một tài sản) hoặc phải trả khi chuyển nhượng (giá trị rủi ro của một khoản nợ) giá trị thuần của nhóm tài sản và nợ phải trả tài chính trong một giao dịch thị trường có tổ chức giữa các bên tham gia thị trường tại ngày định giá và trong điều kiện thị trường hiện tại. Theo đó, đơn vị xác định giá trị hợp lý của nhóm tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính phù hợp với cách thức các bên tham gia thị trường xác định giá trị cho mức rủi ro thuần của chúng tại ngày xác định giá trị.
49 Đơn vị được phép áp dụng ngoại lệ tại đoạn 48 chỉ khi đáp ứng tất cả các điều kiện dưới đây:
50 Ngoại lệ quy định tại đoạn 48 không liên quan đến việc trình bày báo cáo tài chính. Trong một số trường hợp, cơ sở trình bày các công cụ tài chính trong báo cáo tình hình tài chính có thể khác với cơ sở để ghi nhận các công cụ tài chính này, ví dụ, trường hợp chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế không yêu cầu hoặc cho phép các công cụ tài chính được trình bày trên cơ sở thuần. Trong trường hợp này, đơn vị cần phân bổ các điều chỉnh của nhóm cho từng tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính trong nhóm tài sản, nợ phải trả tài chính được quản lý trên cở sở rủi ro thuần (xem đoạn 53-56). Việc phân bổ này phải được thực hiện trên cơ sở nhất quán và hợp lý, áp dụng các phương pháp phù hợp với từng trường hợp.
51 Đơn vị được lựa chọn chính sách kế toán theo IAS 8 Chính sách kế toán, thay đổi ước tính kế toán và các sai sót, và việc áp dụng ngoại lệ ở đoạn 48 có thể được coi là một chính sách kế toán được lựa chọn để áp dụng. Khi lựa chọn áp dụng ngoại lệ ở đoạn 48, chính sách kế toán này phải được áp dụng nhất quán qua các kỳ kế toán cho một nhóm công cụ cụ thể bao gồm chính sách liên quan đến việc xác định mức giá giữa khoảng chênh lệch giá đặt mua và giá đặt bán trên thị trường (đoạn 53-55) và điều chỉnh về rủi ro tín dụng (đoạn 56).
52 Ngoại lệ ở đoạn 48 chỉ áp dụng cho các tài sản tài chính, nợ phải trả tài chính và các hợp đồng khác trong phạm vi điều chỉnh của IFRS 9 Các công cụ tài chính (hoặc IAS 39 Các Công cụ Tài chính: Ghi nhận và Đo lường nếu IFRS 9 chưa áp dụng). Các tham chiếu tới tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính tại các đoạn từ 48-51 và từ 53-56 cần được hiểu là áp dụng trong phạm vi của, và được kế toán tuân theo, IFRS 9 (hoặc IAS 39, trường hợp IFRS 9 chưa áp dụng), không liên quan đến việc tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính có thỏa mãn định nghĩa về tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính theo như quy định tại IAS 32: Công cụ tài chính: Trình bày.
Rủi ro thị trường
53 Khi áp dụng ngoại lệ trong đoạn 48 để xác định giá trị hợp lý của một nhóm tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính được quản lý trên cơ sở một (hoặc nhiều) rủi ro thị trường thuần, đơn vị cần đánh giá giá trong phạm vi chênh lệch giữa giá đặt mua - giá đặt bán là các giá sẽ phản ánh tốt nhất cho giá trị hợp lý, tương ứng với giá trị rủi ro thị trường thuần của nhóm công cụ tài chính đó (xem các đoạn 70 và 71).
54 Khi áp dụng ngoại lệ ở đoạn 48, đơn vị phải đảm bảo rằng nhóm công cụ tài chính này phải có các rủi ro thị trường tương tự nhau. Ví dụ, đơn vị không thể ghép nhóm một tài sản tài chính có rủi ro lãi suất với nợ phải trả tài chính có rủi ro giá hàng hóa vì làm như vậy sẽ không giảm thiểu được rủi ro lãi suất hoặc rủi ro về giá hàng hóa của đơn vị. Khi áp dụng ngoại lệ ở đoạn 48, bất kỳ rủi ro cơ bản nào không đồng nhất phát sinh do biến động của các tham số rủi ro thị trường sẽ phải được tính đến trong việc xác định giá trị hợp lý của tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính trong cùng nhóm.
55 Tương tự, kỳ hạn từng loại rủi ro thị trường cụ thể của các tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính sẽ phải giống nhau về cơ bản. Ví dụ, một hợp đồng tương lai có kỳ hạn 12 tháng có thể được ghép nhóm với phần giá trị của dòng tiền trong vòng 12 tháng của một công cụ tài chính có kỳ hạn 5 năm và có rủi ro lãi suất để tạo thành nhóm công cụ cần xác định giá trị hợp lý dựa trên rủi ro lãi suất thuần trong vòng 12 tháng và phần giá trị còn lại của công cụ tài chính chịu rủi ro lãi suất (ví dụ thời hạn 2-5 năm) trên cơ sở gộp.
Rủi ro tín dụng đối với một đối tác cụ thể
56 Khi áp dụng ngoại lệ ở đoạn 48 để xác định giá trị hợp lý của một nhóm tài sản và nợ phải trả tài chính được phát sinh với cùng một đối tác cụ thể, đơn vị cần tính đến rủi ro tín dụng thuần đối với đối tác hoặc rủi ro tín dụng thuần ảnh hưởng đến khả năng thực hiện nghĩa vụ nợ cho đối tác đều phải được phản ánh trong giá trị hợp lý của nhóm tài sản và nợ phải trả tài chính này. Các bên tham gia thị trường cũng sẽ cân nhắc bất kỳ cơ chế hiện có nào để giảm thiểu rủi ro tín dụng trong trường hợp không thanh toán được các khoản nợ (ví dụ hợp đồng bù trừ nợ với đối tác hoặc hợp đồng cho phép trao đổi tài sản đảm bảo tương ứng với rủi ro tín dụng của đối tác). Giá trị hợp lý của nhóm tài sản và nợ tài chính phải phản ánh được kỳ vọng của các bên tham gia thị trường về khả năng các biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng này được áp dụng trong trường hợp không thanh toán được các khoản nợ.
Giá trị hợp lý tại thời điểm ghi nhận ban đầu
57 Khi mua lại một tài sản hoặc chuyển nhượng khoản nợ, giá giao dịch là giá phải trả để có được một tài sản hoặc nhận được để thanh toán một khoản nợ phải trả (giá đầu vào). Ngược lại, giá trị hợp lý của tài sản hoặc nợ phải trả là giá nhận được từ bán một tài sản hoặc chi ra để chuyển nhượng một khoản nợ (giá đầu ra). Các đơn vị không nhất thiết phải bán tài sản theo giá họ đã trả để mua chúng. Tương tự, các đơn vị cũng không nhất thiết phải các khoản nợ phải trả ở mức giá mà họ nhận được khi phát sinh khoản nợ.
58 Trong hầu hết các trường hợp, giá giao dịch sẽ bằng với giá trị hợp lý (ví dụ, trường hợp giao dịch để mua tài sản diễn ra vào ngày xác định giá trị trong cùng thị trường mà tài sản sẽ có thể được bán).
59 Để xác định giá trị hợp lý tại thời điểm ghi nhận ban đầu có bằng với giá giao dịch hay không, đơn vị sẽ cân nhắc đầy đủ các yếu tố cụ thể của giao dịch ảnh hưởng tới tài sản hoặc khoản nợ phải trả. Đoạn B4 mô tả các tình huống mà trong đó giá giao dịch có thể không phản ánh giá trị hợp lý của một tài sản hoặc một khoản nợ phải trả tại thời điểm ghi nhận ban đầu.
60 Nếu chuẩn mực báo tài chính quốc tế khác yêu cầu hoặc cho phép đơn vị ghi nhận tài sản hoặc nợ phải trả theo giá trị hợp lý tại thời điểm ghi nhận ban đầu nhưng giá giao dịch khác với giá trị hợp lý, thì đơn vị sẽ ghi nhận khoản chênh lệch giữa giá giao dịch và giá trị hợp lý vào lãi lỗ trừ khi Chuẩn mực đó quy định khác.
Các kỹ thuật định giá
61 Đơn vị áp dụng các kỹ thuật định giá phù hợp với các trường hợp và đảm bảo có đủ số liệu để xác định giá trị hợp lý, sử dụng tối đa các đầu vào có thể quan sát được trên thị trường và hạn chế việc sử dụng các đầu vào không quan sát được trên thị trường.
62 Mục tiêu của việc áp dụng kỹ thuật định giá là ước tính mức giá mà một giao dịch tự nguyện có tổ chức để bán tài sản hoặc chuyển nhượng khoản nợ phải trả được giả định sẽ diễn ra giữa các bên tham gia thị trường vào thời điểm xác định giá trị trong các điều kiện thị trường hiện tại. Ba kỹ thuật định giá được sử dụng rộng rãi là phương pháp giá thị trường, phương pháp chi phí và phương pháp thu nhập. Các đặc điểm chính của các kỹ thuật định giá này được tóm tắt trong các đoạn từ B5-B11. Đơn vị cần áp dụng các kỹ thuật định giá nhất quán với các phương pháp được nêu trên để xác định giá trị hợp lý.
63 Trong một số trường hợp, áp dụng một kỹ thuật định giá là thích hợp (ví dụ khi định giá một tài sản hoặc một khoản nợ phải trả bằng cách sử dụng giá niêm yết của tài sản hoặc khoản nợ phải trả đó trong thị trường hoạt động). Trong các trường hợp khác, việc áp dụng nhiều kỹ thuật định giá để xác định giá trị hợp lý là phù hợp (ví dụ, định giá một đơn vị tạo tiền). Nếu nhiều kỹ thuật định giá được sử dụng để xác định giá trị hợp lý, kết quả của các kỹ thuật định giá này (các kết quả ước tính giá trị hợp lý) sẽ thể hiện một khoảng giá trị để ước tính mức giá trị hợp lý phù hợp. Khi đó, giá trị hợp lý sẽ được xác định là một giá trị trong khoảng giá trị đó và phải là mức đại diện phù hợp nhất giá trị của tài sản/nợ phải trả đó trong từng trường hợp.
64 Nếu giá giao dịch chính là giá trị hợp lý tại thời điểm ghi nhận ban đầu và kỹ thuật định giá sử dụng các đầu vào không quan sát được để xác định giá trị hợp lý tại các kỳ tiếp theo, thì kỹ thuật định giá sẽ phải được xem xét lại nếu áp dụng kỹ thuật định giá đó tại thời điểm ghi nhận ban đầu, kết quả ước tính giá trị hợp lý có đúng bằng với giá giao dịch không. Việc xem xét này nhằm đảm bảo rằng kỹ thuật định giá đã tính đến các điều kiện thị trường hiện tại và nhằm đánh giá xem có cần điều chỉnh kỹ thuật định giá hay không (ví dụ: kỹ thuật định giá có thể chưa phản ánh được một đặc tính của tài sản hoặc khoản nợ phải trả). Sau khi ghi nhận ban đầu, khi áp dụng một hoặc nhiều kỹ thuật định giá sử dụng các đầu vào không quan sát được trên thị trường, đơn vị phải đảm bảo rằng các kỹ thuật định giá này cho kết quả ước tính phù hợp với các thông tin, dữ liệu từ thị trường (ví dụ giá của một tài sản hoặc khoản nợ phải trả tương tự) tại ngày xác định giá trị.
65 Các kỹ thuật định giá được sử dụng để xác định giá trị hợp lý phải được áp dụng nhất quán. Tuy nhiên, việc thay đổi kỹ thuật định giá hoặc thay đổi trong việc áp dụng kỹ thuật đó (ví dụ như thay đổi trọng số khi áp dụng nhiều kỹ thuật định giá hoặc thay đổi trong các điều chỉnh đối với kết quả ước tính của kỹ thuật định giá) là thích hợp nếu việc thay đổi đó đem lại kết quả ước tính phản ánh giá trị hợp lý một cách chính xác hơn. Ví dụ, trong một số trường hợp có một trong các các sự kiện sau diễn ra:
66 Các sửa đổi do thay đổi kỹ thuật định giá hoặc do việc áp dụng kỹ thuật định giá sẽ được coi là thay đổi trong ước tính kế toán theo quy định của IAS 8. Tuy nhiên, những thay đổi trong ước tính kế toán do thay đổi kỹ thuật định giá hoặc do việc áp dụng kỹ thuật định giá như trên không cần thiết phải được thuyết minh trên báo cáo tài chính theo quy định của IAS 8.
Đầu vào cho các kỹ thuật định giá
Các nguyên tắc chung
67 Các kỹ thuật định giá được sử dụng để xác định giá trị hợp lý cần phải sử dụng tối đa các đầu vào có thể quan sát được và hạn chế việc sử dụng các đầu vào không quan sát được.
68 Ví dụ về các thị trường mà trên đó các đầu vào có thể quan sát được đối với một số tài sản và nợ phải trả (ví dụ: công cụ tài chính) bao gồm thị trường trên sàn giao dịch, các thị trường của người/tổ chức kinh doanh, thị trường giao dịch thông qua môi giới và các thị trường giao dịch trực tiếp giữa các chủ thể (xem đoạn B34).
69 Đơn vị cần lựa chọn các đầu vào phù hợp với các đặc điểm của tài sản hoặc khoản nợ phải trả mà các bên tham gia thị trường sẽ cân nhắc trong quá trình giao dịch (xem đoạn 11 và 12). Trong một vài trường hợp, những đặc điểm đó có thể dẫn đến việc điều chỉnh giá trị của tài sản hoặc khoản nợ phải trả, ví dụ phụ trội hoặc chiết khấu (ví dụ phụ trội do quyền kiểm soát hoặc chiết khấu do không có quyền kiểm soát). Tuy nhiên, việc xác định giá trị hợp lý không được tính đến các khoản phụ trội hoặc chiết khấu mà không nhất quán với đơn vị áp dụng kế toán quy định trong Chuẩn mực yêu cầu hoặc cho phép ghi nhận tài sản hoặc khoản nợ phải trả đó theo giá trị hợp lý (xem đoạn 13 và 14). Các khoản phụ trội hoặc chiết khấu phản ánh quy mô của tài sản hoặc khoản nợ phải trả (ví dụ, phụ trội hoặc chiết khấu phát sinh cho một giao dịch với số lượng quá lớn mà bình thường không được giao dịch trên thị trường, được mô tả trong đoạn 80) mà không phải là các khoản phụ trội hoặc chiết khấu phát sinh do một đặc điểm cụ thể của tài sản hoặc khoản nợ phải trả (ví dụ phụ trội do quyền kiểm soát) sẽ không được phản ánh trong giá trị hợp lý. Trong tất cả các trường hợp, nếu có giá niêm yết trong một thị trường hoạt động (tức là đầu vào cấp độ 1) cho một tài sản hoặc khoản nợ phải trả, giá đó sẽ được sử dụng làm cơ sở để xác định giá trị hợp lý mà không cần điều chỉnh, trừ trường hợp quy định tại đoạn 79.
Các đầu vào dựa trên giá đặt mua và giá đặt bán
70 Nếu tài sản hoặc khoản nợ phải trả được xác định giá trị hợp lý có giá đặt mua và giá đặt bán (ví dụ đầu vào từ thị trường của người/tổ chức kinh doanh), giá được sử dụng để xác định giá trị hợp lý là mức giá trong khoảng giá đặt mua và giá đặt bán bất kể các đầu vào được phân loại trong hệ thống phân cấp đầu vào cho việc xác định giá trị hợp lý ở cấp độ nào (tức là cấp độ 1, 2 hoặc 3; xem đoạn 72-90). Việc sử dụng giá đặt mua tài sản và giá đặt bán khoản nợ phải trả là được phép, nhưng không bắt buộc.
71 Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế này cũng không phủ nhận các phương thức sử dụng giá trung bình đặt mua – đặt bán hoặc các phương thức định giá khác mà các bên tham gia thị trường thường sử dụng để ước tính giá trị hợp lý trong khoảng giá giữa giá đặt mua và giá đặt bán.
Hệ thống phân cấp đầu vào để xác định giá trị hợp lý
72 Để tăng cường sự nhất quán và tính so sánh trong việc xác định giá trị hợp lý và trình bày các thuyết minh có liên quan, chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế này thiết lập một hệ thống phân cấp đầu vào cho việc xác định giá trị hợp lý gồm ba cấp độ (xem đoạn 76-90). Cấp độ ưu tiên nhất là dựa trên giá niêm yết (không được điều chỉnh) của khoản nợ phải trả hoặc tài sản đó ở các thị trường hoạt động (các đầu vào cấp độ 1) và cấp độ có mức ưu tiên thấp nhất là dựa trên các đầu vào không quan sát được trên thị trường (các đầu vào cấp độ 3).
73 Trong một số trường hợp, các đầu vào được sử dụng để xác định giá trị hợp lý cho cùng một tài sản hoặc khoản nợ phải trả có thể được phân loại ở nhiều cấp độ khác nhau của hệ thống phân cấp đầu vào cho việc xác định giá trị hợp lý. Trong những trường hợp này, các đầu vào sẽ được phân loại phù hợp với mức cấp độ thấp nhất của các đầu vào trọng yếu cho việc xác định giá trị hợp lý đó. Việc đánh giá mức độ trọng yếu của từng đầu vào cụ thể đòi hỏi phải có sự xét đoán và cân nhắc tới cả các yếu tố cụ thể của từng tài sản hoặc từng khoản nợ phải trả. Các điều chỉnh để xác định giá trị hợp lý, ví dụ như giá vốn khi bán, được tính bằng giá trị hợp lý trừ chi phí bán, sẽ không cần được phân loại theo hệ thống phân cấp đầu vào để xác định giá trị hợp lý.
74 Sự sẵn có của các đầu vào và tính chủ quan của các đầu vào ảnh hưởng đến việc lựa chọn kỹ thuật định giá phù hợp để xác định giá trị hợp lý (xem đoạn 61). Tuy nhiên, hệ thống phân cấp đầu vào để xác định giá trị hợp lý ưu tiên phân loại các đầu vào cho các kỹ thuật định giá chứ không ưu tiên các kỹ thuật định giá được sử dụng để xác định giá trị hợp lý. Ví dụ, việc xác định giá trị hợp lý áp dụng kỹ thuật chiết khấu dòng tiền có thể được phân loại vào Cấp độ 2 hoặc Cấp độ 3, phụ thuộc vào việc các đầu vào trọng yếu được phân loại ở cấp độ nào đối với việc xác định giá trị hợp lý này.
75 Nếu một đầu vào có thể quan sát được trên thị trường phải được điều chỉnh dựa trên các yếu tố đầu vào không quan sát được trên thị trường và các điều chỉnh này dẫn đến giá trị hợp lý mới cao hơn hoặc thấp hơn đáng kể so với ban đầu thì việc xác định giá trị hợp lý này sẽ được phân loại vào Cấp độ 3. Ví dụ, nếu một bên tham gia thị trường tính đến ảnh hưởng của việc hạn chế bán tài sản khi ước tính giá trị của tài sản đó, thì giá niêm yết sẽ được điều chỉnh để phản ánh ảnh hưởng của việc hạn chế đó. Nếu giá niêm yết đó là đầu vào Cấp độ 2 và việc điều chỉnh được thực hiện dựa trên một đầu vào không quan sát được nhưng có ảnh hưởng trọng yếu tới giá trị hợp lý xác định được, việc xác định giá trị hợp lý đó sẽ được phân loại vào Cấp độ 3.
Đầu vào Cấp độ 1
76 Đầu vào Cấp độ 1 là giá niêm yết (chưa điều chỉnh) trên các thị trường hoạt động của các tài sản hoặc nợ phải trả tương tự nhau mà đơn vị có thể tiếp cận vào ngày xác định giá trị.
77 Giá niêm yết trên thị trường hoạt động cung cấp bằng chứng đáng tin cậy nhất về giá trị hợp lý và được sử dụng mà không cần điều chỉnh để làm cơ sở xác định giá trị hợp lý bất cứ khi nào có sẵn, ngoại trừ trường hợp được quy định tại đoạn 79.
78 Đầu vào Cấp độ 1 có thể sẵn có đối với nhiều tài sản tài chính hoặc nợ tài chính, một số tài sản tài chính hoặc khoản nợ tài chính có thể được giao dịch ở nhiều thị trường hoạt động (ví dụ giao dịch trên các sàn giao dịch khác nhau). Vì vậy, khi phân loại đầu vào Cấp độ 1 cần lưu ý đến hai vấn đề sau:
79 Đơn vị không được điều chỉnh đầu vào Cấp độ 1 trừ các trường hợp sau:
80 Nếu đơn vị nắm giữ một tài sản hoặc khoản nợ phải trả (bao gồm cả trường hợp một số lượng lớn tài sản hoặc khoản nợ phải trả giống hệt nhau, ví dụ như việc nắm giữ một số các công cụ tài chính) được giao dịch trên thị trường hoạt động, giá trị hợp lý tài sản hoặc khoản nợ phải trả đó được phân loại ở Cấp độ 1 và là tích số của giá niêm yết của từng tài sản hoặc khoản nợ phải trả nhân với số lượng nắm giữ. Việc áp dụng giá niêm yết làm cơ sở cho việc xác định giá trị hợp lý đó được áp dụng với cả trường hợp số lượng tài sản hoặc khoản nợ phải trả lớn hơn khối lượng giao dịch thông thường có thể thực hiện mỗi ngày trên thị trường và do đó có thể ảnh hưởng tới giá niêm yết khi thực hiện giao dịch.
Đầu vào Cấp độ 2
81 Đầu vào Cấp độ 2 là các đầu vào có thể quan sát một cách trực tiếp hoặc gián tiếp được trên thị trường ngoài giá niêm yết được phân loại vào Cấp độ 1 của tài sản hoặc khoản nợ phải trả.
82 Nếu tài sản hoặc khoản nợ phải trả có kỳ hạn (theo hợp đồng) cụ thể, đầu vào Cấp độ 2 cũng phải quan sát được trong hầu hết thời hạn của tài sản hoặc nợ phải trả. Đầu vào Cấp độ 2 bao gồm:
83 Việc điều chỉnh đầu vào Cấp độ 2 sẽ phụ thuộc vào các yếu tố cụ thể đối với tài sản hoặc khoản nợ phải trả. Những yếu tố này bao gồm:
84 Việc điều chỉnh trọng yếu đầu vào Cấp độ 2 đối với kết quả xác định giá trị hợp lý có thể dẫn đến việc xác định giá trị hợp lý đó được phân loại vào Cấp độ 3 của hệ thống phân cấp đầu vào để xác định giá trị hợp lý nếu việc điều chỉnh sử dụng phần lớn các dữ liệu không quan sát được trên thị trường.
85 Đoạn B35 mô tả việc sử dụng các đầu vào Cấp 2 cho từng tài sản và nợ phải trả cụ thể.
Đầu vào Cấp độ 3
86 Đầu vào Cấp độ 3 là đầu vào không thể quan sát được đối với tài sản hoặc nợ phải trả.
87 Các đầu vào không quan sát được sẽ được sử dụng để xác định giá trị hợp lý khi các đầu vào có thể quan sát được không có sẵn, ví dụ đối với các tài sản hoặc nợ phải trả ít hoặc không được giao dịch trên thị trường tại ngày xác định giá trị. Tuy nhiên, mục tiêu của việc xác định giá trị hợp lý vẫn giữ nguyên, tức là xác định giá bán tại ngày xác định giá trị theo đánh giá của bên nắm giữ tài sản hoặc khoản nợ phải trả. Do đó, các đầu vào không quan sát được sẽ phải phản ánh được các giả định mà các bên tham gia thị trường sẽ sử dụng khi định giá tài sản hoặc khoản nợ phải trả, bao gồm cả các giả định về rủi ro.
88 Các giả định về rủi ro bao gồm rủi ro vốn có của kỹ thuật định giá được sử dụng để xác định giá trị hợp lý (như mô hình định giá) và rủi ro vốn có của đầu vào đối với kỹ thuật định giá. Nếu các rủi ro khi định giá tài sản hoặc nợ phải trả được các bên tham gia thị trường cân nhắc khi định giá tài sản hoặc khoản nợ phải trả mà rủi ro này không được phản ánh trong quá trình xác định giá trị hợp lý thì giá trị ước tính đó sẽ không phản ánh đúng giá trị hợp lý của tài sản hoặc khoản nợ phải trả. Ví dụ, cần phải điều chỉnh liên quan đến rủi ro khi có sự không chắc chắn đáng kể trong quá trình xác định giá trị (ví dụ khi có sự sụt giảm đáng kể về khối lượng hoặc mức độ hoạt động của thị trường giao dịch tài sản hoặc khoản nợ phải trả cần xác định giá trị hoặc tài sản hoặc khoản nợ phải trả tương tự so với thông thường và giá giao dịch hoặc giá niêm yết được cho là không đại diện cho giá trị hợp lý, như được mô tả trong đoạn B37-B47).
89 Đơn vị xây dựng các đầu vào không quan sát được dựa trên các thông tin tốt nhất có sẵn trong từng trường hợp, các thông tin này có thể bao gồm dữ liệu của chính bên sở hữu. Trong việc xây dựng các đầu vào không quan sát được, đơn vị có thể bắt đầu từ chính dữ liệu của họ, tuy nhiên các dữ liệu này sẽ cần được điều chỉnh nếu có thông tin có sẵn cho thấy các bên tham gia thị trường khác sẽ sử dụng các dữ liệu khác hoặc có những thông tin riêng của đơn vị mà các bên tham gia thị trường khác không thể thu thập được (ví dụ lợi thế của riêng đơn vị). Đơn vị không nhất thiết phải tìm mọi cách để thu thập thông tin về các giả định của các bên tham gia thị trường, tuy nhiên, nếu các thông tin đó có sẵn, chúng cần phải được xem xét trong quá trình xác định giá trị hợp lý. Các đầu vào không quan sát được xây dựng theo cách thức được mô tả ở trên sẽ được coi là các giả định của các bên tham gia thị trường và đáp ứng được yêu cầu để sử dụng làm cơ sở cho việc xác định giá trị hợp lý.
90 Đoạn B36 mô tả việc sử dụng các đầu vào Cấp độ 3 cho từng loại tài sản và nợ phải trả cụ thể.
Thuyết minh
91 Đơn vị phải trình bày các thông tin sau để giúp người sử dụng báo cáo tài chính đánh giá cả hai vấn đề sau:
92 Để đạt được các mục tiêu được đề cập trong đoạn 91, đơn vị sẽ phải cân cân nhắc các yếu tố sau:
(c) mức độ tổng hợp hoặc phân tách; và
(d) liệu người sử dụng báo cáo tài chính có cần thêm thông tin để đánh giá các thông tin định lượng đã được trình bày hay không.
Trường hợp đơn vị thấy rằng các thuyết minh trình bày theo chuẩn mực lập báo cáo tài chính quốc tế này và các chuẩn mực lập báo cáo tài chính quốc tế khác không đủ để đáp ứng các mục tiêu ở đoạn 91, đơn vị cần trình bày bổ sung các thuyết minh bổ sung để đạt được các mục tiêu tại đoạn 91 này.
93 Để đáp ứng các mục tiêu ở đoạn 91, ít nhất những thông tin sau cần được trình bày đối với từng nhóm tài sản và nợ phải trả (xem đoạn 94 về các thông tin liên quan đến việc phân nhóm tài sản và nợ phải trả) được ghi nhận theo giá trị hợp lý (bao gồm cả việc ghi nhận dựa trên giá trị hợp lý quy định trong phạm vi của Chuẩn mực lập báo cáo tài chính quốc tế này) sau khi ghi nhận ban đầu trên báo cáo tình hình tài chính:
94 Đơn vị cần xác định các nhóm tài sản và nợ phải trả trên cơ sở sau:
Đối với các tài sản và nợ phải trả được xác định giá trị hợp lý dựa trên đầu vào Cấp độ 3, số lượng các nhóm có thể cần phải lớn hơn do việc xác định giá trị hợp lý này có sự không chắc chắn và mang tính chủ quan ở mức độ lớn hơn. Việc xác định các nhóm tài sản và nợ phải trả phù hợp để thuyết minh về cách thức xác định giá trị hợp lý của các nhóm này đòi hỏi phải có sự xét đoán. Một nhóm tài sản và nợ phải trả thường yêu cầu độ phân tách chi tiết hơn các khoản mục tương ứng trình bày trên báo cáo tình hình tài chính. Tuy nhiên, đơn vị cần cung cấp đầy đủ các thuyết minh để người đọc có thể đối chiếu số dư của các nhóm tài sản và nợ phải trả với các khoản mục tương ứng được trình bày trong báo cáo tình hình tài chính. Nếu một Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế khác đã định nghĩa một nhóm tài sản hoặc nợ phải trả, đơn vị có thể sử dụng việc phân nhóm đó trong việc cung cấp các thông tin được yêu cầu trong Chuẩn mực này nếu việc phân nhóm đó đáp ứng các yêu cầu trong đoạn này.
95 Đơn vị cần trình bày và áp dụng nhất quán chính sách trong việc xác định thời điểm chuyển đổi hoặc phân loại giữa các cấp độ trong hệ thống phân cấp đầu vào để xác định giá trị hợp lý theo đoạn 93 (c) và (e) (iv). Chính sách về thời gian ghi nhận phân loại này cần đồng nhất phân loại ra và phân loại vào giữa các cấp. Các ví dụ về chính sách xác định thời gian phân loại cần bao gồm các nội dung sau:
96 Nếu đơn vị quyết định áp dụng chính sách kế toán sử dụng ngoại lệ trong đoạn 48, thì đơn vị cần phải thuyết minh trên báo cáo tài chính.
97 Đối với các nhóm tài sản và nợ phải trả không phải trình bày theo giá trị hợp lý trên báo cáo tình hình tài chính nhưng vẫn cần thuyết minh về giá trị hợp lý, đơn vị cần trình bày các thuyết minh theo yêu cầu của đoạn 93 (b), (d) và (i). Tuy nhiên, đơn vị không cần phải thuyết minh các thông tin định lượng về các đầu vào không quan sát được quan trọng được sử dụng trong quá trình xác định giá trị được phân loại vào Cấp độ 3 theo yêu cầu của đoạn 93 (d). Đối với các tài sản và nợ phải trả này, đơn vị không cần thuyết minh các thông tin khác theo yêu cầu của Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế này.
98 Đối với khoản nợ được ghi nhận theo giá trị hợp lý và kèm theo các biện pháp bảo đảm tín dụng không thể tách rời của bên thứ ba, bên phát hành phải thuyết minh các biện pháp bảo đảm tín dụng đó, kể cả khi các biện pháp đảm bảo đó có được phản ánh trong giá trị hợp lý của khoản nợ phải trả.
99 Đơn vị cần trình bày các thông tin định lượng được yêu cầu bởi Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế này phải dưới dạng các bảng biểu trừ khi có một định dạng khác thích hợp hơn.
Phụ lục A
Giải thích từ ngữ
Phụ lục này là một phần không thể tách rời của Chuẩn mực này
Thị trường hoạt động |
Một thị trường trong đó giao dịch của một tài sản hoặc khoản nợ phải trả diễn ra với tần suất và khối lượng đủ để cung cấp thông tin về giá cả trên cơ sở hoạt động liên tục. |
Phương pháp chi phí |
Một kỹ thuật định giá phản ánh giá trị cần có ở thời điểm hiện tại để thay thế công năng của một tài sản (thường gọi là chi phí thay thế hiện tại). |
Giá đầu vào |
Giá được trả để mua tài sản hoặc nhận giá để nhận một khoản nợ phải trả trong một giao dịch trao đổi. |
Giá đầu ra |
Giá có thể nhận được từ việc bán một tài sản hoặc giá chuyển nhượng một khoản nợ phải trả. |
Dòng tiền dự kiến |
Giá trị bình quân gia quyền (ví dụ phân phối trung bình mẫu) của dòng tiền trong tương lai. |
Giá trị hợp lý |
Giá có thể nhận được khi bán một tài sản hoặc giá chuyển nhượng một khoản nợ phải trả trong một giao dịch tự nguyện có tổ chức giữa các bên tham gia thị trường tại ngày xác định giá trị. |
Sử dụng tối đa và tốt nhất |
Việc sử dụng các tài sản phi tài chính bởi các bên tham gia thị trường mà có thể tối đa hóa giá trị của tài sản hoặc nhóm tài sản và nợ phải trả (ví dụ như một hoạt động kinh doanh) trong đó tài sản sẽ được sử dụng. |
Phương pháp thu nhập |
Kỹ thuật định giá chuyển đổi số tiền trong tương lai (ví dụ như dòng tiền hoặc thu nhập và chi phí) về một số tiền hiện tại (ví dụ chiết khấu). Việc giá trị hợp lý được thực hiện trên cơ sở giá trị biểu thị bởi kỳ vọng của thị trường hiện tại về những khoản tiền trong tương lai. |
Đầu vào |
Những giả định mà các bên tham gia thị trường sẽ sử dụng để định giá tài sản hoặc nợ phải trả, bao gồm cả các giả định về rủi ro, chẳng hạn như: (a) rủi ro vốn có trong một kỹ thuật định giá cụ thể được sử dụng để xác định giá trị hợp lý (như mô hình định giá); |
Đầu vào Cấp độ 1 |
Giá niêm yết (chưa điều chỉnh) trong các thị trường hoạt động của các tài sản hoặc nợ phải trả tương tự nhau mà đơn vị có thể tiếp cận vào ngày xác định giá trị. |
Đầu vào Cấp độ 2 |
Các đầu vào khác không phải là giá niêm yết được bao gồm trong Cấp độ 1 có thể quan sát được đối với tài sản hoặc nợ phải trả một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. |
Đầu vào Cấp độ 3 |
Đầu vào không quan sát được đối với tài sản hoặc nợ phải trả. |
Phương pháp thị trường |
Một kỹ thuật định giá sử dụng giá và các thông tin khác được tạo ra bởi các giao dịch trên thị trường liên quan đến các tài sản, nợ phải trả giống nhau hoặc tương đương (tương tự) hoặc một nhóm tài sản và nợ phải trả như một thực thể kinh doanh. |
Đầu vào được thị trường chứng thực |
Các đầu vào có nguồn gốc chủ yếu từ hoặc được chứng thực bằng dữ liệu thị trường quan sát được bằng tương quan hoặc các phương tiện khác. |
Các bên tham gia thị trường |
Bên mua và bên bán trên thị trường chính yếu (hoặc thuận lợi nhất) cho tài sản hoặc nợ phải trả mà có tất cả những đặc điểm sau: (b) Họ có kiến thức, có một sự hiểu biết nhất định về tài sản, nợ phải trả và giao dịch bằng cách sử dụng tất cả thông tin sẵn có, bao gồm cả thông tin có thể thu được thông qua năng lực tư vấn thẩm định chuyên sâu theo thường lệ và tập quán. |
Thị trường thuận lợi nhất |
Thị trường tối đa hóa số tiền sẽ nhận được để bán tài sản hoặc tối thiểu hóa số tiền sẽ phải trả để chuyển nhượng một khoản nợ phải trả, sau khi tính đến chi phí giao dịch và chi phí vận chuyển. |
Rủi ro không thực hiện được nghĩa vụ |
Rủi ro đơn vị sẽ không thực hiện được đầy đủ nghĩa vụ. Rủi ro không thực hiện được nghĩa vụ bao gồm, nhưng không chỉ giới hạn ở rủi ro tín dụng của chính đơn vị. |
Đầu vào quan sát được |
Đầu vào được xây dựng bằng cách sử dụng dữ liệu thị trường, chẳng hạn như thông tin công khai có sẵn về các giao dịch hoặc sự kiện thực tế và giả định rằng các bên tham gia thị trường sẽ sử dụng khi định giá tài sản hoặc nợ phải trả. |
Giao dịch tự nguyện có tổ chức
|
Một giao dịch công khai trên thị trường trong thời gian trước ngày xác định giá trị để cho các hoạt động tiếp thị đối với tài sản hoặc nợ phải trả theo thông lệ được xảy ra mà không phải là một giao dịch ép buộc (ví dụ như một giao dịch thanh lý ép buộc hoặc bán hàng không mong muốn). |
Thị trường chính yếu |
Thị trường có khối lượng và mức độ hoạt động lớn nhất đối với tài sản hoặc nợ phải trả. |
Phần bù rủi ro |
Phần bù đắp được tìm kiếm bởi những bên tham gia thị trường không thích rủi ro vì tính không chắc chắn vốn có trong dòng tiền của một tài sản hoặc một khoản nợ phải trả. Phần bù rủi ro cũng được gọi là "điều chỉnh rủi ro". |
Chi phí giao dịch |
Chi phí liên quan trực tiếp tới việc bán, thanh lý tài sản hoặc chuyển nhượng một khoản nợ phải trả trong thị trường chính yếu (hoặc thuận lợi nhất) và đáp ứng cả hai tiêu chí sau: (a) Những chi phí phát sinh trực tiếp và cần thiết cho giao dịch đó. (b) Những chi phí sẽ không phát sinh nếu không thực hiện giao dịch bán, thanh lý tài sản hoặc chuyển nhượng nợ phải trả (tương tự chi phí bán, như được định nghĩa tại IFRS 5) |
Chi phí vận chuyển |
Các chi phí phát sinh để vận chuyển một tài sản từ vị trí hiện tại của nó đến thị trường chính yếu (hoặc thuận lợi nhất). |
Đơn vị áp dụng kế toán |
Cấp độ mà một tài sản hoặc nợ phải trả được tổng hợp hoặc phân chia trong một IFRS cho các mục đích ghi nhận. |
Đầu vào không quan sát được |
Đầu vào dữ liệu thị trường là không sẵn có và được xây dựng bằng cách sử dụng thông tin tốt nhất sẵn có về các giả định rằng các bên tham gia thị trường sẽ sử dụng khi định giá tài sản hoặc nợ phải trả. |
Phụ lục B
Hướng dẫn áp dụng
Phụ lục này là một phần không thể tách rời của Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế này. Phụ lục này mô tả cách thức áp dụng các đoạn 1-99 và có cùng hiệu lực như các phần khác của Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế này.
B1 Các giả định trong các tình huống định giá khác nhau có thể khác nhau. Phụ lục này mô tả các giả định có thể áp dụng khi đơn vị xác định giá trị hợp lý trong các tình huống khác nhau.
Phương pháp xác định giá trị hợp lý
B2 Mục tiêu của việc xác định giá trị hợp lý là nhằm ước tính mức giá để thực hiện một giao dịch tự nguyện có tổ chức để bán tài sản hoặc chuyển nhượng khoản nợ phải trả giữa các bên tham gia thị trường tại thời điểm xác định giá trị theo điều kiện thị trường hiện tại. Để xác định giá trị hợp lý, đơn vị cần phải xác định tất cả các yếu tố sau đây:
Cơ sở định giá tài sản phi tài chính (đoạn 31–33)
B3 Khi xác định giá trị hợp lý của một tài sản phi tài chính được sử dụng cùng với các tài sản khác như một nhóm tài sản (ví dụ được cài đặt hoặc thiết lập cấu hình để sử dụng) hoặc được sử dụng cùng với một nhóm các tài sản và nợ phải trả khác (ví dụ một đơn vị kinh doanh), ảnh hưởng của các cơ sở để định giá phụ thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể. Ví dụ:
Giá trị hợp lý tại thời điểm ghi nhận ban đầu (đoạn 57–60)
B4 Khi xác định liệu giá trị hợp lý tại thời điểm ghi nhận ban đầu có bằng giá giao dịch hay không, đơn vị cân nhắc đến các yếu tố cụ thể ảnh hưởng tới giao dịch, tài sản hoặc nợ phải trả. Ví dụ, giá giao dịch có thể không phản ánh giá trị hợp lý của tài sản hoặc nợ phải trả tại thời điểm ghi nhận ban đầu nếu một trong các điều kiện sau tồn tại:
Các kỹ thuật định giá (đoạn 61–66)
Phương pháp giá thị trường
B5 Phương pháp giá thị trường sử dụng giá và các thông tin liên quan khác được tạo ra từ các giao dịch thị trường liên quan đến các tài sản, nợ phải trả giống nhau hoặc tương đương (tương tự) hoặc một nhóm tài sản và nợ phải trả, ví dụ như một hoạt động kinh doanh.
B6 Ví dụ, các kỹ thuật định giá tương đồng với phương pháp giá thị trường thường sử dụng tỷ lệ theo hệ số so sánh với các tài sản hoặc khoản nợ phải trả tương tự trên thị trường. Các tỷ lệ được sử dụng có thể nằm trong một khoảng nhất định đối với từng hệ số so sánh. Việc lựa chọn áp dụng các tỷ lệ như thế nào đòi hỏi phải có sự đánh giá và cân nhắc cả các yếu tố định tính và định lượng cụ thể khi định giá.
B7 Các kỹ thuật định giá tương đồng với phương pháp giá thị trường bao gồm cả phương pháp ma trận định giá. Ma trận định giá là một kỹ thuật toán học được sử dụng chủ yếu để đánh giá một số loại công cụ tài chính, chẳng hạn như chứng khoán nợ, không dựa hoàn toàn vào giá niêm yết đối với từng chứng khoán cụ thể mà dựa trên mối tương quan của các chứng khoán đó với các chứng khoán niêm yết tham khảo.
Phương pháp chi phí
B8 Phương pháp chi phí phản ánh giá trị cần có ở thời điểm hiện tại để thay thế công năng của một tài sản (thường được gọi là chi phí thay thế hiện tại).
B9 Theo quan điểm đánh giá của bên bán, mức giá có thể nhận được cho tài sản được xác định dựa trên chi phí bên mua có thể mua hoặc tạo ra một tài sản thay thế với tính năng tương đương có tính đến việc điều chỉnh các yếu tố lỗi thời. Bên mua sẽ không trả nhiều hơn cho một tài sản số tiền mà họ có thể phải bỏ ra để thay thế tài sản đó bằng một tài sản tương đương. Yếu tố lỗi thời bao gồm sự hao mòn vật lý, chức năng (công nghệ) lỗi thời và suy giảm kinh tế (do các yếu tố bên ngoài) và rộng hơn việc khấu hao cho mục đích báo cáo tài chính (phân bổ nguyên giá) hoặc mục đích thuế (phân bổ theo thời gian sử dụng hữu ích). Trong nhiều trường hợp, phương pháp chi phí thay thế được sử dụng để xác định giá trị hợp lý của các tài sản hữu hình được sử dụng kết hợp với các tài sản khác hoặc với nhóm các tài sản và các khoản nợ phải trả khác.
Phương pháp thu nhập
B10 Phương pháp thu nhập chuyển đổi số tiền trong tương lai (ví dụ như dòng tiền hoặc thu nhập và chi phí) về một số tiền hiện tại (ví dụ chiết khấu). Khi sử dụng phương pháp thu nhập, việc xác định giá trị hợp lý sẽ phản ánh giá trị kỳ vọng của thị trường hiện tại về những khoản tiền trong tương lai.
B11 Ví dụ về những kỹ thuật định giá áp dụng phương pháp thu nhập:
Các kỹ thuật chiết khấu dòng tiền
B12 Các đoạn B13-B30 mô tả việc sử dụng các kỹ thuật chiết khấu dòng tiền để xác định giá trị hợp lý. Nội dung các đoạn này tập trung vào kỹ thuật điều chỉnh tỷ lệ chiết khấu và kỹ thuật dòng tiền dự kiến (giá trị hiện tại kỳ vọng). Những đoạn này không quy định việc sử dụng kỹ thuật chiết khấu dòng tiền cụ thể nào, cũng không giới hạn việc chỉ sử dụng các kỹ thuật chiết khấu dòng tiền được trình bày trong Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế này để xác định giá trị hợp lý. Việc sử dụng kỹ thuật chiết khấu dòng tiền nào sẽ phụ thuộc vào các sự kiện và trường hợp cụ thể đối với tài sản hoặc khoản nợ phải trả được định giá (ví dụ: liệu có giá giao dịch của tài sản hoặc khoản nợ phải trả tương tự trên thị trường hay không) cũng như sự sẵn có của các thông tin đầu vào cần thiết.
Các cấu phần của kỹ thuật chiết khấu dòng tiền
B13 Giá trị hiện tại (được hiểu là việc áp dụng phương pháp thu nhập) là một công cụ được sử dụng để chuyển các khoản tiền trong tương lai (ví dụ như các dòng tiền hoặc các giá trị) về một khoản tiền ở hiện tại sử dụng tỷ lệ chiết khấu. Việc xác định giá trị hợp lý của tài sản hoặc khoản nợ phải trả bằng kỹ thuật chiết khấu dòng tiền sử dụng tất cả các yếu tố sau đây từ góc độ đánh giá của các bên tham gia thị trường tại ngày xác định giá trị:
Các nguyên tắc chung
B14 Các kỹ thuật chiết khấu dòng tiền khác nhau trong cách phản ánh các yếu tố trong đoạn B13 vào kỹ thuật tính toán. Tuy nhiên, tất cả các nguyên tắc chung sau đây chi phối việc áp dụng bất kỳ kỹ thuật chiết khấu dòng tiền nào được sử dụng để xác định giá trị hợp lý:
Rủi ro và tính không chắc chắn
B15 Việc xác định giá trị hợp lý bằng cách sử dụng các kỹ thuật chiết khấu dòng tiền phản ánh sự không chắc chắn nhất định do các dòng tiền được sử dụng là các ước tính chứ không phải là các giá trị đã được xác định. Trong nhiều trường hợp cả giá trị và thời gian của dòng tiền đều không chắc chắn. Ngay cả những khoản tiền đã được xác định rõ trong hợp đồng, chẳng hạn như các khoản thanh toán về khoản vay, cũng không chắc chắn nếu có nguy cơ mất khả năng thanh toán.
B16 Các bên tham gia thị trường thường tìm kiếm phần bù đắp (ví dụ phần bù rủi ro) để đảm bảo cho sự không chắc chắn vốn có trong dòng tiền của một tài sản hoặc khoản nợ phải trả. Việc xác định giá trị hợp lý nên bao gồm phần bù rủi ro phản ánh số tiền mà các bên tham gia thị trường sẽ yêu cầu đền bù cho sự không chắc chắn vốn có trong các dòng tiền. Nếu không, kết quả định giá sẽ không phản ánh chính xác giá trị hợp lý. Trong một số trường hợp, việc xác định phần bù rủi ro thích hợp có thể sẽ khó khăn, tuy nhiên đây không phải là lý do để loại trừ phần bù rủi ro khi xác định giá trị hợp lý.
B17 Các kỹ thuật chiết khấu dòng tiền khác nhau bởi cách điều chỉnh rủi ro và loại dòng tiền được sử dụng. Ví dụ:
Kỹ thuật điều chỉnh tỷ lệ chiết khấu
B18 Kỹ thuật điều chỉnh tỷ lệ chiết khấu sử dụng các dòng tiền trong số các dòng tiền ước tính có khả năng xảy ra, theo hợp đồng hoặc cam kết (ví dụ như trái phiếu) hoặc có nhiều khả năng xảy ra. Trong tất cả các trường hợp, các dòng tiền này sẽ xảy ra theo những điều kiện nhất định (ví dụ như dòng tiền theo hợp đồng hoặc cam kết đối với một trái phiếu sẽ chỉ xảy ra trong trường hợp người đi vay không vỡ nợ). Tỷ lệ chiết khấu được sử dụng trong kỹ thuật điều chỉnh tỷ lệ chiết khấu được xác định dựa trên tỷ suất lợi nhuận quan sát được đối với các tài sản hoặc khoản nợ phải trả tương tự được giao dịch trên thị trường. Theo đó, dòng tiền theo hợp đồng, cam kết hoặc có nhiều khả năng xảy ra nhất sẽ được chiết khấu theo tỷ lệ thị trường ước tính hoặc quan sát được của các dòng tiền có điều kiện tương tự (ví dụ tỷ suất lợi nhuận của thị trường).
B19 Kỹ thuật điều chỉnh tỷ lệ chiết khấu đòi hỏi phân tích dữ liệu thị trường cho các tài sản hoặc các khoản nợ phải trả có tính chất tương tự. Tính chất tương tự ở đây được phản ánh ở bản chất của dòng tiền (ví dụ: dòng tiền theo hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng và liệu các dòng tiền có khả năng đáp ứng tương tự nhau trong điều kiện kinh tế thay đổi), cũng như các yếu tố khác (ví dụ như tình trạng tín dụng, tài sản bảo đảm, thời hạn, các điều kiện hạn chế và tính thanh khoản). Ngoài ra, nếu một tài sản hoặc khoản nợ phải trả đơn lẻ có tính chất tương tự không phản ánh đúng các rủi ro sẵn có trong dòng tiền của tài sản hoặc khoản nợ phải trả được xác định giá trị, tỷ lệ chiết khấu có thể được xác định bằng cách sử dụng dữ liệu cho một số tài sản hoặc khoản nợ tương tự với đường cong lợi suất phi rủi ro (được hiểu là việc sử dụng phương pháp lũy kế).
B20 Để minh họa phương pháp lũy kế, giả định rằng tài sản A là quyền theo hợp đồng nhận 800CU (đơn vị tiền tệ) trong một năm (tức là không có sự không chắc chắn về thời gian). Thông tin về các tài sản tương tự quan sát được trên thị trường bao gồm cả thông tin về giá là có sẵn. Các tài sản tương tự có thể bao gồm:
B21 Trên cơ sở thời gian của các khoản thanh toán theo hợp đồng của tài sản A so với tài sản B và tài sản C (tức là 1 năm đối với tài sản B và 2 năm đối với tài sản C), tài sản B được cho là có tính chất tương tự với tài sản A hơn. Nếu sử dụng giá trị thanh toán theo hợp đồng của tài sản A (800 đơn vị tiền tệ) và lãi suất thị trường một năm theo quan sát từ tài sản B là 10,8%, giá trị hợp lý của tài sản A là 722CU (800CU/1,108). Ngoài ra, trong trường hợp không có sẵn thông tin thị trường cho tài sản B, tỷ lệ chiết khấu thị trường có thời hạn 1 năm có thể được bắt nguồn từ tài sản C bằng cách sử dụng phương pháp lũy kế. Trong trường hợp đó, tỷ lệ chiết khấu thị trường cho tài sản có thời hạn 2 năm là tài sản C (11,2%) sẽ được điều chỉnh để ước tính tỷ lệ chiết khấu thị trường cho tài sản có thời hạn một năm sử dụng cấu trúc kỳ hạn của đường cong lãi suất phi rủi ro. Có thể phải cân nhắc thêm thông tin bổ sung và phân tích thêm để xác định liệu phần bù rủi ro cho tài sản có thời hạn 1 năm và 2 năm là như nhau hay không. Nếu xác định rằng phần bù rủi ro cho tài sản có thời hạn 1 năm và 2 năm là không giống nhau, tỷ lệ chiết khấu thị trường 2 năm sẽ được điều chỉnh thêm cho ảnh hưởng đó.
B22 Khi áp dụng kỹ thuật điều chỉnh tỷ lệ chiết khấu đối với các khoản thanh toán hoặc nhận thanh toán cố định, các điều chỉnh cho các rủi ro tiềm tàng của dòng tiền liên quan đến tài sản hoặc khoản nợ phải trả phải được tính vào tỷ lệ chiết khấu. Trong một số trường hợp áp dụng kỹ thuật điều chỉnh tỷ lệ chiết khấu với dòng tiền nhận được hoặc thanh toán hoặc nhận thanh toán không cố định, có thể phải điều chỉnh dòng tiền để đảm bảo khả năng so sánh với dòng tiền liên quan đến tài sản hoặc khoản nợ phải trả dùng để tham khảo tỷ lệ chiết khấu.
Kỹ thuật chiết khấu dòng tiền dự kiến
B23 Kỹ thuật chiết khấu dòng tiền dự kiến sử dụng với xuất phát điểm là tập hợp các dòng tiền mà các dòng tiền đó là bình quân gia quyền theo xác suất có thể xảy ra trong tương lai (tức là các dòng tiền dự kiến). Kết quả ước tính chính là giá trị dự kiến, mà theo thuật ngữ thống kê, là bình quân gia quyền của tất cả các giá trị có thể của một biến số ngẫu nhiên rời rạc, mỗi giá trị của mỗi kết quả được gán cho trọng số bằng xác suất xảy ra kết quả đó. Bởi vì tất cả các dòng tiền có thể xảy ra đều được tính toán với trọng số theo xác suất, dòng tiền dự kiến sẽ xảy ra mà không phụ thuộc vào bất kỳ sự kiện nào (không giống như các dòng tiền sử dụng trong kỹ thuật điều chỉnh tỷ lệ chiết khấu).
B24 Khi đưa ra một quyết định đầu tư, các bên tham gia thị trường không ưa thích rủi ro sẽ cân nhắc đến cả rủi ro dòng tiền thực có thể khác với dòng tiền dự kiến. Lý thuyết danh mục đầu tư phân biệt giữa hai loại rủi ro:
Lý thuyết danh mục đầu tư cho rằng trong một thị trường ở trạng thái cân bằng, các bên tham gia thị trường sẽ chỉ được đền bù khi chịu rủi ro hệ thống tiềm tàng vốn có của dòng tiền. (Ở các thị trường không hiệu quả hoặc không cân bằng, có thể có các hình thức đền bù hoặc bồi thường khác).
B25 Phương pháp 1 của kỹ thuật giá trị hiện tại dự kiến điều chỉnh các dòng tiền dự kiến của một tài sản cho rủi ro có hệ thống (tức là rủi ro thị trường) bằng cách loại bỏ phần bù rủi ro (tức là các dòng tiền dự kiến được điều chỉnh theo rủi ro). Các dòng tiền dự kiến được điều chỉnh cho các rủi ro này thể hiện dòng tiền chắc chắn tương đương được chiết khấu với tỷ lệ phi rủi ro. Dòng tiền chắc chắn tương đương đề cập đến dòng tiền dự kiến (như định nghĩa) được điều chỉnh theo rủi ro nhằm để đảm bảo các bên tham gia thị trường sẽ không giao dịch trao đổi dòng tiền này với dòng tiền dự kiến trên thị trường. Lấy ví dụ, nếu một bên tham gia thị trường sẵn sàng trao đổi dòng tiền dự kiến giá trị 1.200CU (đơn vị tiền tệ) cho dòng tiền chắc chắn giá trị 1.000CU, thì dòng tiền 1.000CU là mức tương đương với hay là giá trị đã điều chỉnh rủi ro của 1.200CU (nghĩa là 200CU sẽ là phần bù rủi ro). Trong trường hợp đó, bên tham gia thị trường sẽ không quan tâm đến việc trao đổi tài sản đang nắm giữ.
B26 Ngược lại, phương pháp 2 của kỹ thuật giá trị hiện tại dự kiến lại điều chỉnh rủi ro có hệ thống (tức là rủi ro thị trường) thông qua áp dụng việc đưa phần bù rủi ro vào lãi suất phi rủi ro. Theo đó, các dòng tiền dự kiến được chiết khấu với tỷ lệ tương đương với tỷ lệ dự kiến đã được điều chỉnh theo xác suất ảnh hưởng của dòng tiền (tức là tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng). Các mô hình được sử dụng để định giá tài sản có rủi ro, ví dụ như mô hình định giá tài sản vốn, có thể được sử dụng để ước tính tỷ suất lợi nhuận dự kiến. Bởi vì tỷ lệ chiết khấu được sử dụng trong kỹ thuật điều chỉnh tỷ lệ chiết khấu là tỷ lệ suất lợi nhuận cho các dòng tiền có điều kiện nên có thể sẽ cao hơn mức tỷ lệ chiết khấu được sử dụng trong phương pháp 2 của kỹ thuật giá trị hiện tại dự kiến, đó là lãi suất kỳ vọng của dòng tiền dự kiến hoặc xác suất ảnh hưởng của dòng tiền.
B27 Để minh họa cho phương pháp 1 và phương pháp 2: giả sử rằng một tài sản có dòng tiền dự kiến là 780CU (đơn vị tiền tệ) trong một năm và được xác định dựa trên xác suất xảy ra của các dòng tiền dự kiến như được trình bày dưới đây. Lãi suất phi rủi ro áp dụng cho các dòng tiền có thời hạn một năm là 5% và phần bù rủi ro có hệ thống đối với tài sản có cùng mức độ rủi ro là 3%.
Các dòng tiền khả năng |
Xác suất |
Xác suất của dòng tiền |
500CU |
15% |
75CU |
800CU |
60% |
480CU |
900CU |
25% |
225CU |
Dòng tiền kỳ vọng |
|
780CU |
B28 Trong ví dụ đơn giản nêu trên, dòng tiền dự kiến (780CU) thể hiện giá trị bình quân gia quyền theo xác suất của 3 kết quả có thể xảy ra. Trong thực tế, có thể có nhiều kết quả hơn có thể xảy ra. Tuy nhiên, việc áp dụng kỹ thuật giá trị hiện tại không nhất thiết phải xem xét đến mô hình phân phối của tất cả các dòng tiền có thể xảy ra bằng các mô hình và kỹ thuật phức tạp. Thay vào đó, có thể phát triển một số kịch bản khác nhau và xác suất của các dòng tiền có thể có. Ví dụ, đơn vị có thể sử dụng các dòng tiền thực trong đoạn quá khứ có liên quan, điều chỉnh cho các thay đổi trong hiện tại (ví dụ như thay đổi các yếu tố bên ngoài, bao gồm điều kiện kinh tế hoặc thị trường, xu hướng ngành và cạnh tranh cũng như thay đổi các yếu tố nội bộ ảnh hưởng đến đơn vị), có tính đến các giả định của các bên tham gia thị trường.
B29 Về lý thuyết, giá trị hiện tại (tức là giá trị hợp lý) của dòng tiền của tài sản là như nhau cho dù được xác định bằng phương pháp 1 hoặc phương pháp 2, cụ thể như sau:
B30 Khi sử dụng kỹ thuật giá trị hiện tại dự kiến để xác định giá trị hợp lý, có thể sử dụng phương pháp 1 hoặc phương pháp 2. Việc lựa chọn phương pháp 1 hay phương pháp 2 phụ thuộc vào từng trường hợp của từng tài sản hoặc khoản nợ phải trả cụ thể cần xác định giá trị, tính sẵn có của dữ liệu và các xét đoán được áp dụng.
Áp dụng kỹ thuật giá trị hiện tại với các công cụ nợ và công cụ vốn chủ sở hữu không được nắm giữ là tài sản của đơn vị khác (các đoạn 40 và 41)
B31 Khi sử dụng kỹ thuật giá trị hiện tại để xác định giá trị hợp lý của khoản nợ mà không được nắm giữ là tài sản của một bên khác (ví dụ như khoản nợ ngừng hoạt động), cùng với các khoản khác, đơn vị cần ước tính các khoản tiền chi ra trong tương lai mà các bên tham gia thị trường kỳ vọng phải bỏ ra để thực hiện nghĩa vụ. Những khoản chi ra trong tương lai này phải phản ánh kỳ vọng của các bên tham gia thị trường về các chi phí sẽ phải bỏ ra để thực hiện nghĩa vụ đối với khoản nợ cũng như phần đền bù nhận được của bên tham gia thị trường nhận lại nghĩa vụ nợ. Các bên tham gia thị trường sẽ kỳ vọng lợi nhuận phát sinh từ các yếu tố sau:
B32 Ví dụ, một khoản nợ phải trả phi tài chính không có tỷ suất lợi nhuận theo hợp đồng và không có lợi suất thị trường quan sát được cho khoản nợ đó. Trong một số trường hợp, các yếu tố cấu thành của tỷ suất lợi nhuận mà các bên tham gia thị trường yêu cầu sẽ không thể phân biệt được với các yếu tố khác (ví dụ như khi sử dụng giá của bên thứ ba mà giá này được tính theo giá phí cố định). Trong các trường hợp khác, đơn vị cần ước tính riêng biệt các yếu tố cấu thành của lợi nhuận kỳ vọng (ví dụ như khi sử dụng giá của bên thứ ba mà giá này tính trên cơ sở giá phí cộng giá biên vì bên thứ ba trong trường hợp đó sẽ không chịu rủi ro về những thay đổi của chi phí trong tương lai).
B33 Khi xác định giá trị hợp lý của khoản nợ hoặc công cụ vốn chủ sở hữu không được nắm giữ bởi các bên khác như là một tài sản, đơn vị cần bao gồm phần bù rủi ro theo một trong các cách sau:
Đơn vị phải đảm bảo các điều chỉnh cho rủi ro không bị trùng hoặc bỏ sót. Ví dụ, nếu dòng tiền dự kiến được đánh giá tăng lên để phản ánh phần bù cho rủi ro liên quan đến nghĩa vụ thì không được điều chỉnh tỷ lệ chiết khấu để phản ánh rủi ro đó.
Đầu vào cho các kỹ thuật định giá (các đoạn 67–71)
B34 Ví dụ về các thị trường mà đầu vào có thể quan sát được đối với một số tài sản và nợ phải trả (ví dụ như công cụ tài chính):
Hệ thống phân cấp giá trị hợp lý (các đoạn 72–90)
Đầu vào cấp độ 2 (các đoạn 81–85)
B35 Các ví dụ về đầu vào Cấp độ 2 cho một số tài sản và khoản nợ phải trả cụ thể bao gồm các điểm sau:
Trong trường hợp đó sự biến động của quyền chọn có thể được ngoại suy dựa trên biến động của giá quyền chọn có thời hạn 1 năm và 2 năm cho cổ phiếu đó và biến động giá quyền chọn có thời hạn 3 năm cho cổ phiếu của các công ty tương tự với điều kiện có mối tương quan giữa sự biến động của giá quyền chọn có thời hạn 1 năm và 2 năm.
Đầu vào Cấp độ 3 (các đoạn 86-90)
B36 Các ví dụ về đầu vào Cấp độ 3 cho một số tài sản và khoản nợ phải trả cụ thể bao gồm:
Đo lường giá trị hợp lý khi khối lượng hoặc mức độ hoạt động đối với một tài sản hoặc nợ phải trả đã suy giảm đáng kể
B37 Giá trị hợp lý của một tài sản hoặc một khoản nợ phải trả có thể bị ảnh hưởng khi có sự suy giảm đáng kể về khối lượng hoặc mức độ hoạt động của tài sản hoặc khoản nợ phải trả so với mức hoạt động bình thường trên thị trường của các tài sản hoặc khoản nợ phải trả đó (hoặc tài sản hoặc nợ tương tự). Để xác định việc có hay không có (dựa trên cơ sở các bằng chứng có sẵn) sự suy giảm đáng kể về khối lượng hoặc mức độ hoạt động của tài sản hoặc khoản nợ phải trả, đơn vị cần đánh giá mức độ đáng kể và các dấu hiệu phù hợp ví dụ như các yếu tố dưới đây:
B38 Nếu đơn vị kết luận rằng có sự suy giảm đáng kể về khối lượng hoặc mức độ hoạt động của tài sản hoặc khoản nợ phải trả so với mức hoạt động bình thường của tài sản hoặc nợ phải trả đó trên thị trường (hoặc các tài sản hoặc các khoản nợ tương tự), (nếu cần thiết) đơn vị cần phải phân tích thêm các giao dịch hoặc giá niêm yết trong quá trình xác định giá trị hợp lý. Việc suy giảm khối lượng hoặc mức độ hoạt động có thể không chỉ ra rằng giá giao dịch hoặc giá niêm yết không phản ánh giá trị hợp lý hoặc giao dịch trên thị trường đó không có tổ chức. Tuy nhiên, nếu đơn vị xác định rằng giá giao dịch hoặc giá niêm yết không phản ánh giá trị hợp lý (ví dụ có thể có các giao dịch không có tổ chức) thì đơn vị cần phải điều chỉnh giá giao dịch hoặc giá niêm yết nếu sử dụng giá này làm cơ sở để định giá và điều chỉnh này có thể ảnh hưởng trọng yếu đến việc xác định giá trị hợp lý. Các điều chỉnh cũng có thể trở nên cần thiết trong các trường hợp khác (ví dụ khi giá của một tài sản tương tự yêu cầu có sự điều chỉnh đáng kể để đảm bảo tài sản tương tự như tài sản cần định giá hoặc khi giá đã lỗi thời).
B39 Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế này không quy định phương pháp để xác định các điều chỉnh trọng yếu đối với các giao dịch hoặc giá niêm yết. Xem các đoạn 61-66 và B5-B11 đã đề cập về việc sử dụng các kỹ thuật định giá khi xác định giá trị hợp lý. Cho dù sử dụng kỹ thuật định giá nào, đơn vị cũng cần các điều chỉnh rủi ro thích hợp, bao gồm phần bù rủi ro phản ánh số tiền mà các bên tham gia thị trường có thể sẽ yêu cầu bồi thường cho sự không chắc chắn tiềm tàng trong dòng tiền của một tài sản hoặc một khoản nợ phải trả (xem đoạn B17). Nếu không, việc định giá sẽ không phản ánh chính xác giá trị hợp lý. Trong một số trường hợp, việc xác định điều chỉnh rủi ro thích hợp có thể gặp khó khăn, tuy nhiên, mức độ khó khăn không phải là lý do chính đáng để loại trừ việc điều chỉnh rủi ro khi định giá. Việc điều chỉnh rủi ro sẽ phản ánh các giao dịch tự nguyện có tổ chức giữa các bên tham gia thị trường vào thời điểm xác định giá trị theo các điều kiện thị trường hiện tại.
B40 Nếu có sự sụt giảm đáng kể về khối lượng hoặc mức độ hoạt động của tài sản hoặc khoản nợ phải trả, thì có thể phải thay đổi kỹ thuật định giá hoặc sử dụng nhiều kỹ thuật định giá (ví dụ như sử dụng phương pháp thị trường và kỹ thuật chiết khấu dòng tiền) để xác định giá trị hợp lý. Khi xác định tỷ trọng các chỉ tiêu của các kết quả định giá khi áp dụng nhiều kỹ thuật định giá, đơn vị cần cân nhắc đến tính hợp lý của các vùng kết quả của việc xác định giá trị hợp lý. Mục tiêu là để xác định điểm trong vùng kết quả định giá ước tính có thể phản ánh tốt nhất giá trị hợp lý trong điều kiện thị trường hiện tại. Nếu vùng kết quả càng rộng, cần phân tích kỹ lưỡng các kết quả xác định được.
B41 Ngay cả khi đã có sự sụt giảm đáng kể về khối lượng hoặc mức độ hoạt động của tài sản hoặc nợ phải trả, mục tiêu của việc đo lường giá trị hợp lý vẫn không thay đổi. Giá trị hợp lý là giá có thể nhận được khi bán một tài sản hoặc giá chuyển nhượng một khoản nợ phải trả trong một giao dịch tự nguyện có tổ chức (tức là không phải giao dịch thanh lý ép buộc hoặc bán hàng không mong muốn) giữa các bên tham gia thị trường tại ngày xác định giá trị theo các điều kiện thị trường hiện tại.
B42 Việc ước tính mức giá mà tại đó các bên tham gia thị trường sẵn sàng tham gia vào giao dịch tại ngày xác định giá trị đơn vị trong các điều kiện thị trường hiện tại khi có sự suy giảm đáng kể về khối lượng hoặc mức độ hoạt động của các tài sản hoặc khoản nợ phải trả đòi hỏi phải có sự xét đoán và phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể tại ngày xác định giá trị. Ý định nắm giữ tài sản hoặc thực hiện nghĩa vụ nợ của đơn vị không ảnh hưởng đến việc xác định giá trị hợp lý vì giá trị hợp lý là phép đo dựa vào thông tin thị trường chứ không phải là thông tin từ một đơn vị đặc thù nào.
Xác định các giao dịch không phải là giao dịch tự nguyện có tổ chức
B43 Việc xác định giao dịch là giao dịch tự nguyện có tổ chức (hoặc không có tổ chức) sẽ khó khăn hơn nếu có sự suy giảm đáng kể về khối lượng hoặc mức độ hoạt động của tài sản hoặc khoản nợ so với mức thông thường của tài sản hoặc khoản nợ phải trả đó (hoặc tài sản hoặc nợ phải trả tương tự) trên thị trường. Trong những trường hợp như vậy, không thể kết luận rằng tất cả các giao dịch trong thị trường đều là giao dịch không có tổ chức (tức là giao dịch thanh lý ép buộc hoặc bán hàng không mong muốn). Các trường hợp sau có thể chỉ ra rằng một giao dịch là giao dịch không có tổ chức:
Đơn vị sẽ đánh giá từng trường hợp dựa trên các bằng chứng sẵn có, để xem giao dịch được cân nhắc có phải là giao dịch tự nguyện có tổ chức hay không.
B44 Đơn vị cần cân nhắc tất cả những vấn đề sau khi xác định giá trị hợp lý hoặc ước tính phần bù rủi ro thị trường:
Đơn vị không nhất thiết phải tìm mọi cách để xác định xem giao dịch được cân nhắc có phải là giao dịch tự nguyện có tổ chức hay không nhưng không được bỏ qua các thông tin có sẵn. Khi đơn vị tham gia một giao dịch, đơn vị được cho là đã có đủ thông tin để kết luận xem giao dịch đó có phải là giao dịch tự nguyện có tổ chức không.
Sử dụng giá niêm yết do các bên thứ ba cung cấp
B45 Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế này không phủ nhận việc sử dụng giá niêm yết do các bên thứ ba cung cấp, ví dụ như dịch vụ xác định giá giao dịch hoặc môi giới, nếu đơn vị xác định được rằng giá niêm yết của các bên này được xây dựng phù hợp theo hướng dẫn của Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế này.
B46 Nếu có sự suy giảm đáng kể về khối lượng hoặc mức độ hoạt động của tài sản hoặc nợ phải trả, đơn vị cần cân nhắc xem giá niêm yết do các bên thứ ba cung cấp có được xây dựng dựa trên các thông tin hiện tại để phản ánh các giao dịch tự nguyện có tổ chức hay dựa trên kỹ thuật định giá phản ánh giả định của các bên tham gia thị trường (bao gồm các giả định về rủi ro) không. Khi xem xét giá niêm yết cung cấp bởi các bên thứ ba là đầu vào cho việc xác định giá trị hợp lý, đơn vị cần cân nhắc giảm mức độ ưu tiên của các giá niêm yết không phản ánh kết quả giao dịch (so với các chỉ số khác của giá trị hợp lý phản ánh kết quả giao dịch).
B47 Hơn nữa, khi xác định giá trị, đơn vị cũng cần cân nhắc tính chất của giá cung cấp bởi bên thứ ba (ví dụ như báo giá là giá dự kiến hoặc giá của một thỏa thuận ràng buộc) khi xem xét mức độ ưu tiên sử dụng của đầu vào này, các báo giá là giá đã thỏa thuận giữa các bên do bên thứ ba cung cấp sẽ có mức độ ưu tiên cao hơn.