banner

công ty tnhh thẩm định giá và GIÁM ĐỊNH VIỆT NAM

VIETNAM APPRAISAL AND INSPECTION Co.ltd

15/5/2025 22:45:45


  • Trang chủ
  • Thẩm định giá
    • Các Chuẩn mực thẩm định giá VN
    • Thẩm định giá Động sản
    • Thẩm định giá trị doanh nghiệp
    • Thẩm Định Giá Trị Vô Hình
    • Thẩm Định Dự Án Đầu Tư
    • Thẩm định giá bất động sản
    • Giá dịch vụ thẩm định giá
    • Điều kiện hành nghề thẩm định giá
  • Giám định
    • Quy trình giám định
    • Giám định công trình xây dựng
    • Giám định máy móc thiết bị - hàng hoá
  • THÔNG TIN BÁN TÀI SẢN
  • Liên hệ
  • Search
  • Chia sẻ

Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Phạm vi công việc thẩm định giá (có hiệu lực từ ngày 01/07/2024)

12/06/2024 12:00:00 SA

CHUẨN MỰC THẨM ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM

VỀ PHẠM VI CÔNG VIỆC THẨM ĐỊNH GIÁ
(Kèm theo Thông tư số 30/2024/TT-BTC ngày 16 tháng 5 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

 

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

 

Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam này quy định về phạm vi công việc phải thực hiện khi thẩm định giá theo quy định của pháp luật về giá.

 

Điều 2. Đối tượng áp dụng

 

1. Thẩm định viên về giá, doanh nghiệp thẩm định giá thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ thẩm định giá theo quy định của pháp luật về giá.

 

2. Tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động thẩm định giá của Nhà nước theo quy định của pháp luật về giá.

 

3. Tổ chức, cá nhân yêu cầu thẩm định giá, bên thứ ba sử dụng báo cáo thẩm định giá theo hợp đồng thẩm định giá (nếu có).

 

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

 

Điều 3. Nội dung phạm vi công việc thẩm định giá

 

1. Người thực hiện hoạt động thẩm định giá được trao đối với bên yêu cầu thẩm định giá về các công việc liên quan đến cuộc thẩm định giá nhưng phải bảo đảm không vi phạm các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực giá, thẩm định giá quy định tại Điều 7 của Luật Giá.

 

2. Lập kế hoạch thẩm định giá

 

a) Người thực hiện hoạt động thẩm định giá có quyền lập hoặc không lập kế hoạch thẩm định giá và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình;

 

b) Nội dung kế hoạch thẩm định giá bao gồm các nội dung cơ bản sau: Tên những người tham gia thực hiện cuộc thẩm định giá; Dự kiến các công việc thực hiện và thời gian thực hiện; Nội dung công việc cần thuê chuyên gia tư vấn (nếu có).

 

3. Thu thập thông tin về tài sản thẩm định giá, thông tin phục vụ cho quá trình thẩm định giá; thực hiện phân tích thông tin phục vụ cho quá trình thẩm định giá theo quy định tại Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về thu thập và phân tích thông tin về tài sản thẩm định giá.

 

4. Căn cứ đặc điểm tài sản thẩm định giá và thông tin thu thập được, tiến hành lựa chọn và áp dụng phương pháp thẩm định giá phù hợp theo quy định tại Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam.

 

5. Xác định giá trị của tài sản thẩm định giá.

 

6. Lập và phát hành báo cáo thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá đối với hoạt động cung cấp dịch vụ thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá; lập báo cáo thẩm định giá, thông báo kết quả thẩm định giá đối với hoạt động thẩm định giá của Nhà nước.

 

Trước khi phát hành chứng thư thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá đối với hoạt động cung cấp dịch vụ thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá hoặc báo cáo thẩm định giá, thông báo kết quả thẩm định giá đối với hoạt động thẩm định giá của Nhà nước:

 

a) Các nội dung phải trao đổi và thống nhất với bên yêu cầu thẩm định giá gồm: Tên, đặc điểm kinh tế, kỹ thuật cơ bản, hiện trạng của tài sản thẩm định giá; mục đích thẩm định giá; thời điểm thẩm định giá; bên sử dụng chứng thư thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá hoặc bên sử dụng thông báo kết quả thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá; giả thiết (nếu có), giả thiết đặc biệt (nếu có); hồ sơ tài liệu mà bên yêu cầu thẩm định giá cần cung cấp;

 

b) Các nội dung phải thông báo với bên yêu cầu thẩm định giá gồm: cơ sở giá trị thẩm định giá; hạn chế và loại trừ trách nhiệm.

 

Điều 4. Yêu cầu khi áp dụng phương pháp thẩm định giá

 

1. Căn cứ các cách tiếp cận thẩm định giá quy định tại các chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành, thẩm định viên phân tích và lựa chọn các phương pháp thẩm định giá phù hợp với mục đích thẩm định giá, cơ sở giá trị của tài sản, mức độ sẵn có của các dữ liệu, thông tin để áp dụng các phương pháp thẩm định giá và phù hợp với các quy định của pháp luật liên quan (nếu có).

 

2. Phải áp dụng ít nhất 02 (hai) phương pháp thẩm định giá khi thực hiện thẩm định giá một tài sản thẩm định giá trừ các trường hợp sau:

 

a) Đủ điều kiện để áp dụng phương pháp so sánh theo quy định tại Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Cách tiếp cận từ thị trường;

 

b) Thẩm định giá tài sản vô hình theo quy định tại Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Thẩm định giá tài sản vô hình;

 

c) Không có đầy đủ thông tin để áp dụng từ 02 (hai) phương pháp thẩm định giá trở lên. Trường hợp này phải có phân tích, biện luận cho việc không có đủ thông tin để áp dụng từ 02 (hai) phương pháp thẩm định giá trở lên.

 

3. Khi áp dụng từ 02 phương pháp thẩm định giá trở lên, việc xác định giá trị tài sản thẩm định giá phải thực hiện như sau:

 

a) Xác định giá trị tài sản thẩm định giá theo từng phương pháp thẩm định giá;

 

b) Lập luận về việc lựa chọn hoặc nhận định giá trị tài sản thẩm định giá trên cơ sở mục đích thẩm định giá, đặc điểm tài sản thẩm định giá, cơ sở giá trị thẩm định giá, thông tin thu thập dược và các yếu tố khác có liên quan đến giá trị tài sản thẩm định giá./.

 

 

Xem thêm
  • Quy trình
  • Mẫu văn bản
  • Thư viện pháp luật
  • Kiến thức chuyên ngành
  • Hỗ trợ và giải đáp
  • Phần mềm ứng dụng
  • Thông tin nội bộ
  • Góp ý dự thảo, chính sách
  • Đối tác
  • Tản mạn, thư giãn
  • Tuyển dụng

CÔNG TY TNHH THẨM ĐỊNH GIÁ VÀ GIÁM ĐỊNH VIỆT NAM

Trụ sở chính: Số 53 Nguyễn Ngọc Doãn - phường Quang Trung - quận Đống Đa - thành phố Hà Nội.

Văn phòng: Phòng số 403 nhà số 88 đường Phạm Ngọc Thạch - quận Đống Đa - thành phố Hà Nội.

Email: thamdinhgiavai@gmail.com Số điện thoại: +824.35773098; Fax: +824.35773098

Thống kê truy cập

Online : 2

Visit month: 1.398.070

Visit count: 2.675.391