VIETNAM APPRAISAL AND INSPECTION Co.ltd
22/12/2024 00:01:19
ĐỀ CƯƠNG
TƯ VẤN XÁC ĐỊNH ĐƠN GIÁ VẬT LIỆU XÂY DỰNG
Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 02/7/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về việc bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 02/7/2005 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định số 03/2008/NĐ-CP ngày 07/1/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Quết định số 542008/QĐ-UBND ngày 22 tháng 12 năm 2008 của UBND Thành phố Hà Nội ban hành quy định một số điều quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình công trình sử dụng nguồn vốn Nhà nước do UBND Thành phố Hà Nội quản lý
I. NGUYÊN TẮC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐƠN GIÁ DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH
Nguyên tắc phương pháp xác định dự toán công trình theo hướng dẫn tại thông tư số 05/2007/TT-BXD của Bộ Xây dựng.
1. Phương pháp xác định tổng mức đầu tư
Tổng mức đầu tư được xác định theo các phương pháp quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình và hướng dẫn tại Phụ lục số 1 của Thông tư số 05/2007/TT-BXD, cụ thể:
“1. Tổng mức đầu tư được xác định theo một trong các phương pháp sau đây:
a) Tính theo thiết kế cơ sở của dự án, trong đó, chi phí xây dựng được tính theo khối lượng chủ yếu từ thiết kế cơ sở, các khối lượng khác dự tính và giá xây dựng phù hợp với thị trường; chi phí thiết bị được tính theo số lượng, chủng loại thiết bị phù hợp với thiết kế công nghệ, giá thiết bị trên thị trường và các yếu tố khác, nếu có; chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư được tính theo khối lượng phải bồi thường, tái định cư của dự án và các chế độ của nhà nước có liên quan; chi phí khác được xác định bằng cách lập dự toán hoặc tạm tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng chi phí xây dựng và chi phí thiết bị; chi phí dự phòng được xác định theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Tính theo diện tích hoặc công suất sử dụng của công trình và giá xây dựng tổng hợp theo bộ phận kết cấu, theo diện tích, công năng sử dụng (sau đây gọi là giá xây dựng tổng hợp), suất vốn đầu tư xây dựng công trình tương ứng tại thời điểm lập dự án có điều chỉnh, bổ sung những chi phí chưa tính trong giá xây dựng tổng hợp và suất vốn đầu tư để xác định tổng mức đầu tư;
c) Tính trên cơ sở số liệu của các dự án có chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tương tự đã thực hiện. Khi áp dụng phương pháp này phải tính quy đổi các số liệu của dự án tương tự về thời điểm lập dự án và điều chỉnh các khoản mục chi phí chưa xác định trong tổng mức đầu tư;
d) Kết hợp các phương pháp quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều này.”
2. Dự toán công trình được lập từ đơn giá xây dựng công trình, đơn giá công trình được xác định bằng định mức kinh tế - kỹ thuật và các yếu tố:
Giá vật liệu và giá nhân công: theo quy định tại khoản 1 điều 15 Nghị định số 99/2007/NĐ-CP và tại mục a.2.2 – phần II của Thông tư số 05/2007/TT-BXD.
“a.2.2. Xác định đơn giá xây dựng chi tiết:
Đơn giá xây dựng chi tiết được lập theo hướng dẫn tại Phụ lục số 4 của Thông tư này, bao gồm chi phí vật liệu, chi phí nhân công và chi phí máy thi công được xác định trên cơ sở định mức hao phí cần thiết và giá vật liệu, giá nhân công, giá máy thi công tương ứng. Đơn giá xây dựng chi tiết có thể chỉ bao gồm chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công hoặc tổng hợp đầy đủ cả chi phí trực tiếp khác, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước.
- Giá vật liệu: là giá vật liệu đến hiện trường xây dựng, được xác định phù hợp với công trình và gắn với vị trí nơi xây dựng công trình. Giá vật liệu phải hợp lý và phù hợp với mặt bằng giá thị trường nơi xây dựng công trình, xác định trên cơ sở báo giá của các nhà sản xuất, thông tin giá của nhà cung cấp hoặc giá đã được áp dụng cho công trình khác có cùng tiêu chuẩn về chất lượng hoặc giá do địa phương công bố và phải đảm bảo tính cạnh tranh. Trong trường hợp vật liệu chưa có trên thị trường hoặc các nhà thầu tự sản xuất vật liệu xây dựng theo yêu cầu của chủ đầu tư thì giá vật liệu được lấy theo mức giá hợp lý với điều kiện đáp ứng được các yêu cầu đặt ra về chủng loại, chất lượng, số lượng, tiến độ cung ứng,... và đảm bảo tính cạnh tranh.
Khi lập đơn giá xây dựng công trình phải thực hiện kiểm tra về sự phù hợp giữa giá và chủng loại vật liệu sử dụng vào công trình theo thiết kế.
- Giá nhân công: được tính đúng, tính đủ tiền lương, các khoản lương phụ và phụ cấp lương (kể cả các khoản hỗ trợ lương) trên cơ sở mức tiền lương tối thiểu được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công bố để đảm bảo tiền lương của người lao động có tính đến mặt bằng giá của thị trường lao động phổ biến của từng khu vực theo từng loại thợ và điều kiện lao động cụ thể của công trình, khả năng nguồn vốn và khả năng chi trả của chủ đầu tư.
- Giá máy thi công (kể cả giá thuê máy): được tính toán theo hướng dẫn phương pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi công của Bộ Xây dựng để áp dụng cho công trình hoặc từ bảng giá ca máy và thiết bị thi công do địa phương công bố.
b. Chi phí trực tiếp khác: là chi phí cho những công tác cần thiết phục vụ trực tiếp việc thi công xây dựng công trình như di chuyển lực lượng lao động trong nội bộ công trường, an toàn lao động, bảo vệ môi trường cho người lao động và môi trường xung quanh, chi phí bơm nước, vét bùn, thí nghiệm vật liệu,... không xác định được khối lượng từ thiết kế.
Chi phí trực tiếp khác được tính bằng 1,5% trên tổng chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công. Riêng các công tác xây dựng trong hầm giao thông, hầm thuỷ điện, hầm lò thì chi phí trực tiếp khác (kể cả chi phí vận hành, chi phí sửa chữa thường xuyên hệ thống cấp nước, thoát nước, cấp gió, cấp điện phục vụ thi công trong hầm) được tính bằng 6,5% tổng chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công.
Trường hợp nếu chi phí trực tiếp khác tính theo tỷ lệ quy định không phù hợp thì căn cứ vào điều kiện thực tế để xem xét điều chỉnh mức tỷ lệ cho phù hợp.”
II- PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ CA MÁY
Giá máy thi công (cả giá thuê máy) được tính theo Thông tư số 07/2007/TT-BXD của Bộ Xây dựng về phương pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi công. Giá máy thi công có thể tính trên cơ sở bảng giá ca máy và thiết bị thi công do UBND thành phố công bố.
1. Nội dung chi phí trong giá ca máy
Giá ca máy là mức chi phí dự tính cần thiết cho máy và thiết bị thi công làm việc trong một ca.
Các khoản mục chi phí được tính vào giá ca máy bao gồm: chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, chi phí nhiên liệu, năng lượng, tiền lương thợ điều khiển máy và chi phí khác của máy.
2. Phương pháp xác định giá ca máy
Công thức tổng quát xác định giá ca máy (CCM):
CCM = CKH + CSC + CNL + CTL + CCPK (đ/ca)
Trong đó:
- CKH : Chi phí khấu hao (đ/ca)
- CSC : Chi phí sửa chữa (đ/ca)
- CNL : Chi phí nhiên liệu, năng lượng (đ/ca)
- CTL : Chi phí tiền lương thợ điều khiển máy (đ/ca)
- CCPK : Chi phí khác (đ/ca)
2.1. Chi phí khấu hao (CKH)
Chi phí khấu hao tính trong giá ca máy là khoản chi về hao mòn của máy và thiết bị thi công trong thời gian sử dụng, được xác định theo công thức:
CKH = |
(Nguyên giá -Giá trị thu hồi) x Định mức khấu hao năm |
Số ca năm |
Trong đó:
- Nguyên giá: là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có máy tính đến thời điểm đưa máy đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như giá mua máy, thiết bị (không kể chi phí cho vật tư, phụ tùng thay thế mua kèm theo), thuế nhập khẩu (nếu có), chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, chi phí lưu kho, chi phí lắp đặt, chạy thử, các khoản chi phí hợp lệ khác có liên quan trực tiếp đến việc đầu tư máy.
Nguyên giá để tính giá ca máy được xác định theo nguyên tắc phù hợp với loại máy đưa vào thi công xây dựng công trình và điều kiện cụ thể của công trình.
- Giá trị thu hồi là giá trị phần còn lại của máy và thiết bị sau khi thanh lý được tính trước khi xây dựng giá ca máy và được xác định như sau:
Giá trị thu hồi đối với máy và thiết bị có nguyên giá từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên thì được tính nhỏ hơn (hoặc bằng) 5% giá tính khấu hao. Không tính giá trị thu hồi với máy và thiết bị có nguyên giá nhỏ hơn 10.000.000 đồng (mười triệu đồng).
- Định mức khấu hao năm: là định mức về mức độ giảm giá trị bình quân của máy do hao mòn (vô hình và hữu hình) sau một năm sử dụng. Định mức khấu hao năm tính theo tỷ lệ % so với giá trị phải khấu hao (nguyên giá trừ giá trị thu hồi).
Định mức khấu hao năm được xác định theo nguyên tắc phù hợp với tuổi thọ kinh tế của máy và thời gian sử dụng của từng loại máy tại công trình.
- Số ca năm: là số ca máy làm việc bình quân trong một năm được tính từ số ca máy làm việc trong cả đời máy và số năm trong đời máy.
Trong quá trình tính giá ca máy, số ca năm được xác định theo nguyên tắc phù hợp với đặc tính và quy trình vận hành của từng loại máy, khối lượng thi công của công trình, quy mô công trình, tiến độ thi công và các điều kiện cụ thể khác.
2.2. Chi phí sửa chữa (CSC)
Chi phí sửa chữa tính trong giá ca máy là các khoản chi để sửa chữa, bảo dưỡng máy nhằm duy trì và khôi phục năng lực hoạt động theo trạng thái hoạt động tiêu chuẩn của máy.
Công thức tính CSC:
CKH = |
Nguyên giá x Định mức khấu hao năm |
Số ca năm |
Trong đó:
- Nguyên giá, số ca năm: như nội dung trong mục 2.1 - khoản 2 - Phần II này.
- Định mức sửa chữa năm: được xác định theo quy định về bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa định kỳ, quy trình vận hành của từng loại máy và các quy định có liên quan tương ứng với số ca năm. Trong Định mức sửa chữa năm chưa tính chi phí thay thế các loại phụ tùng thuộc bộ phận công tác của máy và thiết bị có giá trị lớn mà sự hao mòn của chúng phụ thuộc chủ yếu vào tính chất của đối tượng công tác như cần khoan, mũi khoan.
2.3. Chi phí nhiên liệu, năng lượng (CNL)
Chi phí nhiên liệu, năng lượng tính trong giá ca máy là khoản chi về nhiên liệu, năng lượng tạo ra động lực cho máy hoạt động (xăng, dầu, điện hoặc khí nén) và các loại nhiên liệu phụ như dầu mỡ bôi trơn, nhiên liệu để điều chỉnh, nhiên liệu cho động cơ lai, dầu truyền động.
Công thức tính CNL:
CNL |
= |
CNLC |
+ |
CNLP |
Trong đó:
- CNLC: Chi phí nhiên liệu, năng lượng chính
CNLC |
= |
Định mức nhiên liệu năng lượng |
x |
Giá nhiên liệu năng lượng |
- Định mức nhiên liệu, năng lượng (lít/ca, kWh/ca, m3/ca): định mức tiêu hao các loại nhiên liệu, năng lượng như xăng, dầu, điện hoặc khí nén để tạo ra động lực cho máy làm việc trong một ca.
- Giá nhiên liệu, năng lượng: giá (trước thuế) các loại xăng, dầu, điện hoặc khí nén (đ/lít, đ/kWh, đ/m3) tính theo mức giá tại thời điểm tính và khu vực xây dựng công trình.
- CNLP : Chi phí nhiên liệu, năng lượng phụ
CNLP |
= |
CNLC |
x |
KP |
Kp là hệ số chi phí nhiên liệu, dầu mỡ phụ cho một ca máy làm việc, được quy định như sau:
- Động cơ xăng : 0,03
- Động cơ Diezel : 0,05
- Động cơ điện : 0,07
Định mức tiêu hao nhiên liệu, năng lượng của tàu công tác sông và xuồng cao tốc khi thao tác được tính bằng 65 % định mức khi hành trình.
Trường hợp xác định giá ca máy của các loại máy và thiết bị để thực hiện một số loại công tác (như khảo sát xây dựng, thí nghiệm vật liệu, thí nghiệm cấu kiện và kết cấu xây dựng,...) mà chi phí nhiên liệu, năng lượng này đã tính trong định mức dự toán (hao phí vật liệu) thì không tính trong giá ca máy.
Chi phí nhiên liệu, năng lượng trong giá ca máy được xác định theo nguyên tắc phù hợp với lượng nhiên liệu, năng lượng sử dụng trong ca và giá nhiên liệu, năng lượng trên thị trường ở từng thời điểm.
2.4. Chi phí tiền lương thợ điều khiển máy (CTL)
Chi phí tiền lương thợ điều khiển máy tính trong giá ca máy là khoản chi về tiền lương và các khoản phụ cấp lương tương ứng với cấp bậc của người điều khiển máy theo yêu cầu kỹ thuật.
Tiền lương thợ điều khiển máy trong giá ca máy được xác định phù hợp với mặt bằng giá của thị trường lao động phổ biến ở từng khu vực, tỉnh, theo từng loại thợ và điều kiện cụ thể của công trình; khả năng nguồn vốn, khả năng chi trả của chủ đầu tư và các yêu cầu khác.
Công thức tính CTL:
CTL = |
Tiền lương cấp bậc + Các khoản lương phụ và phụ cấp lương |
Số công một tháng |
Trong đó:
- Tiền lương cấp bậc là tiền lương tháng của thợ điều khiển máy.
- Các khoản lương phụ và phụ cấp lương là tổng số các khoản lương phụ, phụ cấp lương tháng tính theo lương cấp bậc và lương tối thiểu, một số khoản chi phí có thể khoán trực tiếp cho thợ điều khiển máy.
- Số công một tháng là số công định mức thợ điều khiển máy phải làm việc trong một tháng.
Thành phần, cấp bậc thợ (hoặc một nhóm thợ) trực tiếp vận hành máy được xác định theo yêu cầu của quy trình vận hành của từng loại máy, thiết bị và tiêu chuẩn cấp bậc công nhân kỹ thuật phù hợp với điều kiện cụ thể.
Trường hợp xác định giá ca máy của các loại máy và thiết bị để thực hiện một số loại công tác (như khảo sát xây dựng, thí nghiệm vật liệu, thí nghiệm cấu kiện và kết cấu xây dựng,...) mà chi phí nhân công điều khiển máy này đã tính trong định mức dự toán (hao phí nhân công) thì không tính trong giá ca máy.
2.5. Chi phí khác (CCPK)
Chi phí khác được tính trong giá ca máy là các khoản chi đảm bảo cho máy hoạt động bình thường, có hiệu quả tại công trình.
Công thức tính CCPK:
CCPK = |
Nguyên giá x Định mức chi phí khác năm |
Số ca năm |
Trong đó:
- Nguyên giá, số ca năm: như nội dung trong mục 2.1 - khoản 2 - Phần II này.
- Định mức chi phí khác năm: là mức chi phí có liên quan phục vụ cho các hoạt động của máy trong một năm được tính theo tỷ lệ % so với nguyên giá, bao gồm:
+ Bảo hiểm máy, thiết bị trong quá trình sử dụng;
+ Bảo quản máy và phục vụ cho công tác bảo dưỡng kỹ thuật trong bảo quản máy;
+ Đăng kiểm các loại;
+ Di chuyển máy trong nội bộ công trình;
+ Các khoản chi phí khác có liên quan đến quản lý máy và sử dụng máy tại công trình.
- Định mức chi phí khác năm tối đa của từng nhóm máy được quy định như sau:
+ Cần cẩu nổi: 7%;
+ Máy vận chuyển ngang, máy chuyên dùng trong thi công hầm, cần trục tháp, cẩu lao dầm, xe bơm bê tông tự hành, máy phun nhựa đường, các loại phương tiện thuỷ: 6%;
+ Máy cầm tay, tời điện, pa lăng xích, máy bơm nước chạy điện có công suất nhỏ hơn 4 kW, máy gia công kim loại, máy chuyên dùng trong công tác khảo sát xây dựng, đo lường, thí nghiệm: 4%;
+ Các loại máy khác: 5%;
- Chi phí cho các loại công tác xây dựng nhà bao che cho máy, nền móng máy, hệ thống cấp điện - nước - khí nén tại hiện trường phục vụ cho việc lắp đặt, vận hành của một số loại máy như trạm trộn bê tông xi măng, trạm trộn bê tông nhựa, cần trục di chuyển trên ray,... thì được lập dự toán riêng theo biện pháp thi công và tính vào chi phí khác của công trình.
3. Xác định giá thuê máy
Tuỳ theo hình thức thuê máy, giá thuê máy có thể bao gồm các chi phí sau: chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, chi phí nhiên liệu, năng lượng, chi phí tiền lương thợ điều khiển máy và chi phí khác; chi phí vận chuyển máy đến và đi khỏi công trình, chi phí tháo và lắp đặt máy, chi phí cho thời gian chờ đợi do công nghệ hoặc biện pháp thi công, các khoản thuế, phí và lệ phí.
Giá thuê máy do hai bên thoả thuận theo nguyên tắc bên cho thuê chào giá, bên đi thuê xem xét quyết định.
III. Lựa chọn phương pháp xác định đơn giá xây dựng công trình
Chủ đầu tư và đơn vị tư vấn có thể lựa chọn một trong hai phương pháp hoặc kết hợp cả hai phương pháp xác định đơn giá xây dựng công trình dưới đây để lập dự toán xây dựng công trình:
- Dự toán xây dựng công trình lập trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật do Bộ Xây dựng, Bộ quản lý xây dựng chuyên ngành, UBND thành phố công bố, đơn giá xây dựng công trình, theo hướng dẫn của Thông tư số 05/2007/TT-BXD của Bộ Xây dựng, trên cơ sở định mức hao phí về vật liệu, nhân công, máy thi công, giá ca máy thi công tương ứng.
- Dự toán xây dựng công trình lập theo các tập đơn giá xây dựng công trình do UBND thành phố công bố thì theo hướng dẫn tại các tập đơn giá đó.