VIETNAM APPRAISAL AND INSPECTION Co.ltd
22/12/2024 08:45:10
Ngày 27 tháng 04 năm 2015 Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số 20/2015/TT-BTNMT (sau đây viết tắt là Thông tư số 20) về Định mức kinh tế - kỹ thuật để lập dự toán ngân sách nhà nước phục vụ công tác định giá đất trong đó xác định định mức chi phí cho công tác định giá đất đối với trường hợp sử dụng kinh phí từ ngân sách Nhà nước trong đó xác định các chi phí hợp lý cho công tác định giá đất được tính như sau:
- Chi phí chung; chi phí khác (chi phí khảo sát, thiết kế lập dự toán; chi phí kiểm tra, nghiệm thu...) được tính theo quy định của pháp luật hiện hành
- Định mức kinh tế - kỹ thuật bao gồm định mức lao động công nghệ và định mức vật tư và thiết bị.
+ Định mức lao động công nghệ (sau đây gọi là định mức lao động) là thời gian lao động trực tiếp để thực hiện một bước công việc. Nội dung của định mức lao động bao gồm:
+ Định mức vật tư và thiết bị.
Việc ban hành định mức mức kinh tế - kỹ thuật để lập dự toán ngân sách nhà nước là đúng theo quy định tại tiết b, khoản 2, Điều 21 Luật giá “b) Các bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn phương pháp định giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền định giá của mình.”
Tuy nhiên trong Thông tư 20 đưa ra còn một số vấn đề bất hợp lý, cụ thể như việc xây dựng định giá dịch vụ chưa thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 25/2014/TT-BTC quy định phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ khi hướng dẫn xác định mức tiền thực hiện theo phương pháp chi phí nhưng tính sai, tính thiếu một số chi phí chủ yếu như sau:
Thứ nhất: Chi phí tiền lương
Thông tư 20 hướng dẫn “Định biên: Quy định số lượng lao động kỹ thuật; loại và cấp bậc lao động kỹ thuật thực hiện công việc theo tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức ngành tài nguyên và môi trường và quy chung về các ngạch tương đương là: kỹ sư (KS) và kỹ thuật viên (KTV);” tức là mức lương áp dụng được tính trên mức lương của cán bộ công nhân viên chức nhà nước.
Tuy nhiên theo Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết phương pháp định giá đất; xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất; định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất trong đó khối lượng công việc định giá đất cụ thể yêu cầu sử dụng tổ chức tư vấn độc lập có đủ điều kiện hành nghề là dịch vụ thuê ngoài vẫn bắt buộc áp dụng định mức chi phí như đối với cán bộ công nhân viên chức hưởng lương Ngân sách là không phù hợp với đối tượng điều chỉnh khi doanh nghiệp phải trả lương cho nhân viên theo mức lương của doanh nghiệp.
Thẩm định giá là một nghề kinh doanh có điều kiện, Thẩm định viên phải vượt qua kỳ thi cấp thẻ hành nghề cấp quốc gia, hàng năm thẩm định viên phải tham gia cập nhật kiến thức, đăng ký hành nghề tại một doanh nghiệp duy nhất do đó việc xác định lương của Thẩm định viên về giá tương đương với kỹ sư bậc 3 (khoảng 3.500.000 đồng/tháng) là hoàn toàn bất hợp lý
Thứ hai: Chi phí thuê địa điểm làm việc, văn phòng; chi phí bán hàng ...
Thứ ba: Không tính đến lợi nhuận dự kiến của bên cung cấp dịch vụ
Việc tính giá dịch vụ theo hình thức tập hợp chi phí như vậy thể hiện sự bất bình đẳng trong xác định lợi ích kinh tế do cán bộ công nhân viên chức được Nhà nước hỗ trợ các chi phí trụ sở, bảo hiểm và không có lợi nhuận trong khi đối với doanh nghiệp thì là những chi phí lớn quyết định đến kết quả kinh doanh .
Phương pháp tính định mức như vậy thể hiện tính hai mặt khi vẫn có doanh nghiệp cung cấp được dịch vụ thì định biên trong Thông tư 20 là không hợp lý hoặc ngược lại nếu định biên là hợp lý thì sẽ không thể có doanh nghiệp nào có thể cung cấp được dịch vụ thẩm định giá cho Ngân sách và nếu có làm thì phải chấp nhận phá giá, cạnh tranh không lãnh mạnh.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 12/6/2015 và chắc sẽ gây xáo trộn không nhỏ trong hoạt động thẩm định giá do khối lượng công việc (nguồn cung của thị trường) là tương đối lớn theo quy định của Luật đất đai năm 2014 mới có hiệu lực.