VIETNAM APPRAISAL AND INSPECTION Co.ltd
21/12/2024 21:24:17
* Khái niệm Doanh nghiệp:
- Theo Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 khóa XI, kỳ họp thứ 8 do Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005: “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”.
- Theo Tiêu chuẩn Thẩm định giá Quốc tế 2005: “Doanh nghiệp là một tổ chức thương mại, công nghiệp, dịch vụ hay đầu tư đang theo đuổi một hoạt động kinh tế”.
Nhìn chung doanh nghiệp là một pháp nhân độc lập, đã đăng ký hành nghề, hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật; có thể trực tiếp hoặc không trực tiếp sản xuất ra của cải - vật chất cho xã hội và hoạt động theo một hoặc nhiều mục đích nhất định của chủ sở hữu. (VAI)
* Thẩm định giá trị doanh nghiệp là gì
Giá trị doanh nghiệp là giá trị toàn bộ tài sản của một doanh nghiệp. Giá trị của mỗi tài sản cấu thành tổng tài sản của doanh nghiệp không thể tách rời nhau và cũng không thể thẩm định trên cơ sở giá trị thị trường.
Giá trị doanh nghiệp phải được xem xét trên tổng thể tài sản, không phải là giá trị của từng tài sản riêng rẽ, bao gồm tài sản hữu hình và tài sản sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp; Một tài sản nếu để riêng biệt có thể không phát huy được giá trị sử dụng nhưng khi kết hợp với một tài sản khác lại có thể phát huy được giá trị sử dụng của chính tài sản đó. Giá trị của từng tài sản riêng rẽ được xác định dựa trên phần đóng góp của tài sản đó vào hoạt động của toàn bộ doanh nghiệp nên không liên quan đến thị trường, không tính đến giá trị sử dụng tối ưu và tốt nhất của tài sản đó cũng như số tiền mà tài sản đó mang lại khi được mang ra bán.
Giá trị tài sản đang trong quá trình sử dụng của doanh nghiệp có xu hướng cao hơn giá trị thị trường của tài sản khi doanh nghiệp đang kinh doanh hiệu quả, thu được lợi nhuận cao hơn so với doanh nghiệp cùng sản xuất sản phẩm tương tự; ngược lại có xu hướng thấp hơn giá trị thị trường khi doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả. Giá trị tài sản đang trong quá trình sử dụng cũng có xu hướng cao hơn giá trị thị trường khi doanh nghiệp có bằng sáng chế, giấy phép, hợp đồng sản xuất những sản phẩm đặc biệt, hoặc doanh nghiệp có uy tín đặc biệt, họăc các dạng tài sản thuộc sở hữu trí tuệ khác mà các doanh nghiệp cùng loại hình kinh doanh khác không có. (TĐGVN 02)
* Mục đích thẩm định giá trị doanh nghiệp thường được sử dụng: Thẩm định giá doanh nghiệp thường phục vụ cho các mục đích chủ yếu sau:
- Mua,bán, sáp nhập, liên doanh liên kết;
- Đầu tư, góp vốn, mua - bán chứng khoán của doanh nghiệp;
- Cổ phần hóa, niêm yết chứng khoán trên thị trương chứng khoán;
- Vay vốn đầu tư kinh doanh;
- Giải thể, phá sản;
- Giải quyết, xử lý tranh chấp;
- ...
* Cơ sở giá trị của thẩm định giá doanh nghiệp
- Năng lực tài chính:
+ Vốn bằng tiền và tương đương tiền;
+ Nợ phải thu, phải trả;
+ Giá trị đầu tư ra bên ngoài;
+ Lợi nhuận chưa chia;
+ Quỹ khoa học CN; Phát triển sản xuất; Dự phòng ... ;
+ Các khoản trả trước;
+ ...
- Giá trị tài sản hữu hình:
+ Tài sản cố định;
+ Công cụ dụng cụ;
+ Nguyên - nhiên vật liệu, hàng hoá tồn kho;
+ Sản phẩm dở trong quá trình sản xuất ...
+ ...
- Giá trị tài sản vô hình:
+ Thương hiệu;
+ Lợi thế khai thác, độc quyền;
+ Giá trị đầu tư dự kiến;
+ Bản quyền sở hữu trí tuệ;
+ ...