30/05/2018 12:00:00 SA
Theo Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 02 đã hết hiệu lực hướng dẫn khái niệm này như sau:
"Giá trị tài sản có thị trường hạn chế là giá trị của tài sản do tính đơn chiếc, hoặc do những điều kiện của thị trường, hoặc do những nhân tố khác tác động làm cho tài sản này ít có khách hàng tìm mua, tại một thời điểm nào đó.
Đặc điểm quan trọng cần phân biệt của tài sản này không phải là không có khả năng bán được trên thị trường công khai mà để bán được đòi hỏi một quá trình tiếp thị lâu dài hơn, tốn nhiều chi phí và thời gian hơn so với những tài sản khác."
Theo Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 03 Giá trị phi thị trường làm cơ sở cho thẩm định giá (Ký hiệu: TĐGVN 03) Ban hành kèm theo Thông tư số 158/2014/TT-BTC ngày 27 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính thay thế đưa ra khái niệm như sau:
"Giá trị tài sản có thị trường hạn chế là giá trị của tài sản do tính đơn chiếc, hoặc do những điều kiện của thị trường, hoặc do những nhân tố khác tác động làm cho tài sản này ít có khách hàng tìm mua, tại một thời điểm nào đó. Đặc điểm quan trọng cần phân biệt của tài sản này không phải là không có khả năng bán được trên thị trường công khai mà để bán được đòi hỏi một quá trình tiếp thị lâu dài hơn, tốn nhiều chi phí và thời gian hơn so với những tài sản khác."
* Các khái niệm để tham khảo khác:
Theo quy định tại Điều 196 của Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định:
Việc định đoạt tài sản phải do người có năng lực hành vi dân sự thực hiện theo quy định của pháp luật (người có năng lực hành vi dân sự là người có khả năng bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự). Trong trường hợp pháp luật có quy định trình tự, thủ tục định đoạt tài sản thì phải tuân theo trình tự, thủ tục đó.
Theo quy định tại Điều 199:
- Quyền định đoạt chỉ bị hạn chế trong trường hợp do pháp luật quy định;
- Khi tài sản đem bán là di tích lịch sử, văn hoá thì Nhà nước có quyền ưu tiên mua. Ví dụ: ông S có sở hữu ngôi nhà cổ có giá trị lịch sử, văn hóa. Vậy khi ông S bán ngôi nhà này thì trước tiên phải dành quyền ưu tiên mua cho Nhà nước.
Trong trường hợp pháp nhân, cá nhân, chủ thể khác có quyền ưu tiên mua đối với tài sản nhất định theo quy định của pháp luật thì khi bán tài sản, chủ sở hữu phải dành quyền ưu tiên mua cho các chủ thể đó. Ví dụ: anh A và anh B chung tiền mua một ngôi nhà, khi anh A muốn bán phần quyền sở hữu của mình thì phải dành quyền ưu tiên mua cho anh B.