VIETNAM APPRAISAL AND INSPECTION Co.ltd
22/12/2024 08:56:18
KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH THẨM ĐỊNH GIÁ
Một số quan niệm sai về định giá, thẩm định giá (gọi chung là định giá)
Quan niệm sai lầm 1: Định giá là tìm kiếm một cách khách quan giá trị thực của một tài sản.
Sự thật: tất cả mọi kết quả định giá đều sai lệch, vấn đề là lệch bao nhiêu và theo hướng nào thôi vì không ai có thể biết chính xác giá trị thực của tài sản đấy là bao nhiêu. Mỗi tài sản tại một thời điểm nhất định có giá trị với người mua, người bán khác nhau tuỳ theo nhu cầu và lợi ích về vật chất hoặc tinh thần; Không một kết quả thẩm định giá nào đồng thời thoả mãn mọi nhu cầu của các bên liên quan một cách tuyệt đối (người bán luôn muốn bán với giá cao nhất còn người mua muốn có giá thấp nhất).
Quan niệm sai lầm 2: Một phương pháp định giá tốt sẽ ước tính chính xác giá trị
Sự thật: Không có phương pháp định giá nào chính xác cả, kết quả định giá luôn bị phụ thuộc nào quá nhiều yếu tố như nhận định chủ quan, khả năng thu thập thông tin, mức độ chính xác của thông tin thu thập được của người thực hiện và yếu tố khách quan từ thị trường, chính sách, thời vụ, tâm lý tiêu dùng … mang lại.
Quan niệm sai lầm 3: Phương pháp định giá càng phức tạp thì mức độ tin cậy càng cao
Sự thật: Những phương pháp định giá càng đơn giản thì cho kết quả tốt hơn nhiều so với những mô hình phức tạp, vậy nên phương pháp so sánh (đơn giản nhất) là phương pháp được ưu tiên hàng đầu nhưng cũng dễ bị phản biện, còn các công thức phức tạp sẽ có các “chỉ số phụ” điều chỉnh nhưng độ nhạy lại rất cao và không phải công thức nào cũng đều có thể áp dụng được vào mọi xã hội hay nền kinh tế.
Quan niệm sai lầm 4: Người thuê thẩm định giá không quan tâm tới chất lượng của dịch vụ thẩm định giá mà chỉ cần biết kết quả, trách nhiệm là do Thẩm định viên về giá và doanh nghiệp thẩm định giá chịu trách nhiệm
Sự thật: Theo hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành quy định "Khách hàng thẩm định giá và bên thứ ba sử dụng kết quả thẩm định giá (nếu có) theo hợp đồng thẩm định giá đã ký kết phải có những hiểu biết cần thiết về các quy định trong tiêu chuẩn này để hợp tác với doanh nghiệp thẩm định giá trong quá trình thẩm định giá". Như vậy các bên liên quan đều phải có những "hiểu biết" cần thiết và có trách nhiệm chung (cung cấp thông tin về tài sản cần thẩm định giá) trong một cuộc thẩm định giá chứ không hoàn toàn vô can.
Các quan niệm sai lầm và sự thật nêu trên minh chứng một điều: trong ngành tài chính nói chung luôn đòi hỏi mức độ chính xác rất cao, theo quy định đúng sai rõ ràng, có thể đối chiếu theo hướng tuyết đối thì chỉ duy nhất nghề định giá được gọi là “nghệ thuật”, tác phẩm định giá hoàn hảo là Chứng thư được viết một cách đúng trình tự, logic chặt chẽ, chi tiết nhất có thể và khó bị phản biện.
Bản tin VAI