VIETNAM APPRAISAL AND INSPECTION Co.ltd
4/12/2024 00:00:09
THÔNG TIN CHÍNH SÁCH MỚI
Ngày 10/10/2019. Chính phủ ban hành Nghị định 77/2019/NĐ-CP quy định về TỔ HỢP TÁC, trong đó sửa đổi nhiều nội dung về HỢP ĐỒNG HỢP TÁC so với Nghị định 151/2007/NĐ-CP, một số khái niệm được xác định như sau:
- Tổ hợp tác là tổ chức không có tư cách pháp nhân, được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác, gồm từ 02 pháp nhân, cá nhân trở lên tự nguyện thành lập, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm. So với quy định tại Nghị định 151/2007/NĐ-CP tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác của từ 03 cá nhân trở lên, không có đối tượng pháp nhân như quy định mới, như vậy các hợp đồng liên doanh liên kết không tạo pháp nhân mới đều phải thực hiện theo Nghị định này.
- Hợp đồng hợp tác do các thành viên tổ hợp tác tự thỏa thuận, được lập thành văn bản, có chữ ký của 100% thành viên tổ hợp tác. Nội dung hợp đồng hợp tác không được trái với quy định của pháp luật có liên quan, bao gồm các nội dung: Mục đích, thời hạn hợp tác; họ, tên, nơi cư trú của cá nhân; tên, trụ sở của pháp nhân; tài sản đóng góp (nếu có); đóng góp bằng sức lao động (nếu có); phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức; quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp đồng hợp tác; quyền, nghĩa vụ của người đại diện (nếu có); điều kiện tham gia và rút khỏi hợp đồng hợp tác của thành viên (nếu có); điều kiện chấm dứt hợp đồng.
- Phần góp của thành viên tổ hợp tác là giá trị vốn góp bừng tài sản, công sức (hoạt động hay cụ thể) của thành viên đó đã đóng góp hoặc cam kết đóng góp vào tổ hợp tác. Việc xác định giá giá trị của phần vốn góp của thành viên tổ hợp tác được thực hiện như sau:
+ Các thành viên có thể đóng góp bằng tài sản, công sức vào tổ hợp tác hoặc tuỳ theo thoả thuận tại hợp đồng hợp tác. Việc xác định gái trị tài sản hoặc công sức của thành viên tổ hợp tác góp vào tổ hợp tác do các thành viên tổ hợp tác tự thoả thuận hoặc bên thứ ba xác định theo sự uỷ quyền của 100% tổng số thành viên hợp tác
+ Trường hợp các thành viên tổ hợp tác cam kết góp vốn không đủ và không đúng hạn phần vốn góp đã cam kết thì xử lý theo quy định của Bộ luật Dân sự (từ Điều 351 đến Điều 364). So với quy định của Nghị định 151/2007/NĐ-CP, Nghị định này đã bổ sung các nội dung: đóng góp bằng sức lao động (nếu có); tên, trụ sở của pháp nhân;... vào hợp đồng hợp tác.
- Thời hạn hợp tác là thời gian các thành viên tổ hợp tác thoả thuận hợp tác với nhau và ghi trong hợp đồng hợp tác. Thời hạn hợp tác được xác định theo quy định từ Điều 144 đến Điều 148 Bộ luật Dân sự 2015. Trường hợp các bên không thỏa thuận thời hạn hợp tác thì thời hạn hợp tác kết thúc khi chấm dứt hợp đồng hợp tác theo quy định tại Điều 512 Bộ luật Dân sự 2015 [Chấm dứt hợp đồng hợp tác] như sau:
“1. Hợp đồng hợp tác chấm dứt trong trường hợp sau đây: a) Theo thỏa thuận của các thành viên hợp tác; b) Hết thời hạn ghi trong hợp đồng hợp tác; c) Mục đích hợp tác đã đạt được; d) Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; đ) Trường hợp khác theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.
2. Khi chấm dứt hợp đồng hợp tác, các khoản nợ phát sinh từ hợp đồng phải được thanh toán; nếu tài sản chung không đủ để trả nợ thì phải lấy tài sản riêng của các thành viên hợp tác để thanh toán theo quy định tại Điều 509 của Bộ luật này.
Trường hợp các khoản nợ đã được thanh toán xong mà tài sản chung vẫn còn thì được chia cho các thành viên hợp tác theo tỷ lệ tương ứng với phần đóng góp của mỗi người, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Nghị định 77/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 25/11/2019 và thay thế Nghị định 151/2007/NĐ-CP.
Xem đầy đủ văn bản: Tại đây