VIETNAM APPRAISAL AND INSPECTION Co.ltd
21/12/2024 21:54:03
Theo đó, Thông tư số 158/2014/TT-BTC quy định về 04 (bốn) Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam có số hiệu viết tắt khác với hệ thống tiêu chuẩn được quy định tại Quyết định 24/2005/QĐ-BTC và Quyết định số 77/2005/QĐ-BTC ngày 01/11/2005, do việc điểu chỉnh chưa đồng bộ cả hệ thống nên số viết tắt của các tiêu chuẩn bị bãi bỏ và chưa bị bãi bỏ có thể trùng nhau. Nội dung của các tiêu chuẩn được điều chỉnh, bổ sung một số nội dung sau:
1. Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 01 (TĐGVN01): Những quy tắc đạo đức hành nghề thẩm định giá
- Tính khách quan: trong quy định trước đây quy định “Thẩm định viên không được tiến hành một dịch vụ thẩm định dựa trên những điều kiện có tính giả thiết không có tính hiện thực” là quy định có tính khách quan, khó xác định và bảo vệ quan điểm nay được thay đổi là “Thẩm định viên, doanh nghiệp thẩm định giá không được tiến hành thẩm định dựa trên những điều kiện có tính giả thiết mà không có biện luận chặt chẽ, khả thi, xác đáng”
- Tính Bảo mật (trước đây gọi là Bí mật) được Bộ Tài chính đưa ra khái niệm cụ thể về “Thông tin về hồ sơ, khách hàng thẩm định giá và tài sản được thẩm định giá là các thông tin chưa được công bố rộng rãi liên quan đến khách hàng và tài sản thẩm định giá của khách hàng do khách hàng cung cấp, do doanh nghiệp thẩm định giá thu thập được trong quá trình thẩm định giá.”
Đồng thời cho phép “Thẩm định viên, doanh nghiệp thẩm định giá có trách nhiệm yêu cầu những cá nhân khác tham gia vào quá trình thẩm định giá và lưu trữ hồ sơ thẩm định giá cũng tôn trọng nguyên tắc bảo mật.”
- Tính Công khai, minh bạch: Tiêu chuẩn quy định rõ ràng hơn về việc “ phải công khai những điều kiện hạn chế và những điều kiện khắc phục theo thỏa thuận với khách hàng trong báo cáo kết quả thẩm định giá” tuy nhiên vẫn chưa có quy định báo cáo Thẩm định giá phải kèm theo chứng thư thẩm định gia thì việc công khai minh bạch chỉ được sử dụng khi có khiếu nại về kết quả hoặc thanh kiểm tra mà thôi.
- Yêu cầu Tuân thủ tiêu chuẩn chuyên môn: Nội dung Tiêu chuẩn mở rộng đối tượng tham gia thực hiện thẩm định hỗ trợ thẩm định viên trong trường hợp tài sản cần thẩm định thuộc các lĩnh vực phức tạp, phải có chuyên gia chuyên ngành thể hiện bằng việc quy định “có quyền thuê các tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành để thực hiện tư vấn và đưa ra các kết luận chuyên môn phục vụ cho hoạt động thẩm định giá.”
Tiêu chuẩn bỏ quy định quy định những mối quan hệ có thể ảnh hưởng đến kết quả thẩm định, thẩm định viện không được thực hiện quy định tại Quyết định số 24/2005/QĐ-BTC Tiêu chuẩn số 03 Những quy tắc đạo đức hành nghề thẩm định giá tài sản gồm
“- Thẩm định viên không được nhận thẩm định giá tài sản cho các tổ chức, cá nhân mà mình có quan hệ kinh tế hoặc quyền lợi kinh tế (như góp vốn cổ phần, cho vay hoặc vay vốn từ khách hàng, là cổ đông chi phối của khách hàng hoặc có ký kết hợp đồng gia công dịch vụ, đại lý tiêu thụ hàng hoá).
- Thẩm định viên không được nhận thẩm định giá tài sản cho các đơn vị mà có cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột đang giữ vị trí trong Hội đồng quản trị, ban tổng giám đốc, ban giám đốc, trưởng ban tài chính, kế toán trưởng doanh nghiệp có tài sản cần thẩm định giá.”
Các mối quan hệ này được hướng dẫn là các yếu tố khách quan, độc lập, không có mối quan hệ đặc biệt gây ảnh hưởng đến giá giao dịch của tài sản giữa các bên.
2. Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 02 (TĐGVN02) – Giá trị thị trường làm cơ sở cho thẩm định giá
Theo hướng dẫn mới, việc xác định giá trị thị trường và phi thị trường được xác định bằng “các cách tiếp cận theo quy định của hệ thống Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam” mà không giải thích cụ thể từ ngữ chuyên ngành trong khái niệm cho các cho từng loại cơ sở như trước đây
Đặc biệt, Tiêu chuẩn Giá trị thị trường làm cơ sở cho thẩm định giá xác định tính khách quan, độc lập của một giao dịch không có mối quan hệ đặc biệt gây ảnh hưởng đến giá giao dịch của tài sản tương tự như việc các trường hợp thẩm định viên về giá không được thực hiện gồm:
“- Quan hệ gia đình ruột thịt: Bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột;
- Quan hệ gia đình trực tiếp: Vợ, chồng và những người trong mối quan hệ bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột và những người khác chịu sự phụ thuộc về kinh tế;
- Quan hệ mạng lưới công ty: Các tổ chức chịu sự kiểm soát, quyền sở hữu hoặc quản lý chung của một công ty hoặc bất cứ tổ chức nào mà bên thứ ba dễ dàng kết luận được đó là một phần của công ty trong phạm vi quốc gia hoặc quốc tế, như công ty mẹ, công ty, chi nhánh, văn phòng đại diện;
- Các mối quan hệ đặc biệt khác theo quy định của pháp luật có liên quan.”
3. Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 03 (TĐGVN03): Giá trị phi thị trường làm cơ sở cho thẩm định giá
Cũng như tiêu chuẩn số 02 Giá trị thị trường làm cơ sở cho thẩm định giá, Tiêu chuẩn 03 Giá trị phi thị trường làm cơ sở cho thẩm định giá xác định bằng “các cách tiếp cận theo quy định của hệ thống Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam” mà không đưa ra khái niệm, giải thích cụ thể từ ngữ chuyên ngành trong khái niệm cho các cho từng loại cơ sở như trước đây
Theo nội dung thay thế, Tiêu chuẩn này không quy định cụ thể các loại tài sản cụ thể được xác định là giá trị phi thị trường gồm: Giá trị tài sản bắt buộc phải bán; Giá trị đặc biệt là giá trị của tài sản (Giá trị tài sản đang trong quá trình sử dụng; Giá trị tài sản có thị trường hạn chế); Giá trị đầu tư; Giá trị để tính thuế;
Các loại tài sản như: Giá trị tài sản chuyên dùng; Giá trị doanh nghiệp; Giá trị thanh lý; Giá trị tài sản bắt buộc phải bán; Giá trị bảo hiểm nay không đương nhiện được coi là giá trị phi thị trường mà phải dựa trên cách tiếp cận của thẩm định viên.
4. Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 04 – Những nguyên tắc kinh tế chi phối hoạt động thẩm định giá
Tiêu chuẩn về những nguyên tắc kinh tế chi phối hoạt động thẩm định giá giữ nguyên 11 nguyên tắc như đổi tên Nguyên tắc tuân thủ thành Nguyên tắc phù hợp; Cơ bản các nội dung của 11 nguyên tắc kinh tế chi phối hoạt động thẩm định giá không thay đổi nhiều nhưng có bỏ đi một số trường hợp có tính áp dụng trong lĩnh vực bất động sản.
Cụ thể các Nguyên tắc kinh tế chi phối hoạt động thẩm định giá gồm
- Nguyên tắc sử dụng tốt nhất và có hiệu quả nhất
- Nguyên tắc cung - cầu
- Nguyên tắc thay đổi
- Nguyên tắc thay thế
- Nguyên tắc cân bằng
- Nguyên tắc thu nhập tăng hoặc giảm
- Nguyên tắc phân phối thu nhập
- Nguyên tắc đóng góp
- Nguyên tắc phù hợp
- Nguyên tắc cạnh tranh
- Nguyên tắc dự tính lợi ích tương lai