07/03/2019 12:00:00 SA
Những thay đổi trong Luật Phá sản năm 2014 so với năm 2004
Quốc hội đã họp và thông qua Luật phá sản nhằm giải quyết những hạn chế trên, Luật phát sản năm 2014 có hiệu lực từ 01/01/2015 có những điểm mới cơ bản như sau:
Phạm vi áp dụng của luật phá sản: Luật Phá sản năm 2014 đã giới hạn phạm vi áp dụng chỉ đối với “Doanh nghiệp, HTX được thành lập trên lãnh thổ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, như vậy những doanh nghiệp nước ngoài không thuộc đối tượng của Luật này nhằm tăng khả năng thực thi của luật trong thực tế.
Khoản 1 Điều 4 Luật phát sản năm 2014 khái niệm “Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.” Đây là một quy định quan trọng tạo thế chủ động, cho phép các chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán thay cho việc phải xác định điều kiện được “coi là lâm vào tình trạng phá sản” đồng thời khắc phục tình trạng lạm dụng quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản từ phía các chủ nợ như quy định cũ, cụ thể như:
+ Người lao động có quyền tự mình nộp đơn mà không cần phải thông qua đại diện;
+ Đối với công ty cổ phần, Luật phá sản năm 2014 quy định cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 6 tháng có quyền nộp đơn, trong Luật Phá sản mới vẫn giữ nguyên quy định này, đồng thời cũng cho phép cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 6 tháng có quyền nộp đơn nếu điều lệ công ty có quy định.
Đồng thời Luật phá sản năm 2014 cũng quy định rõ “Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản”. Tức là chỉ khi Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản thì DN, HTX đó mới bị coi là phá sản.
Việc điều chỉnh Luật Phá sản thể hiện tính đổi mới, cập nhật thực trạng xã hội, khắc phục những khiếm khuyết, còn tồn tại bởi tư duy làm luật trước đây chỉ đảm bảo cho đủ theo thông lệ quốc tế.