VIETNAM APPRAISAL AND INSPECTION Co.ltd
3/4/2025 23:16:10
THỐNG KÊ SƠ BỘ VÀ NHẬN ĐỊNH VỀ NGÀNH THẨM ĐỊNH GIÁ
Thống kê ngành thẩm định giá đến 01/01/2021: Theo báo cáo về tình hình hoạt động thẩm định giá năm 2019, 2020 và phương hướng hoạt động năm 2021 của các doanh nghiệp thẩm định giá do Cục Quản lý Giá – Bộ Tài chính cung cấp tại Hội nghị thường niên Giám đốc các doanh nghiệp thẩm định giá lần thứ 5 (năm 2021), Công ty TNHH Thẩm định giá và Giám định Việt Nam tổng hợp một số cố liệu đáng quan tâm tính đến 01/01/2021 như sau:
* Thống kê số lượng doanh nghiệp thẩm định giá
- Tổng số doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề thẩm định giá là 409 doanh nghiệp, trong đó gồm 2 mô hình doanh nghiệp:
+ Công ty cổ phần: 166 doanh nghiệp (chiếm 49,85%)
+ Công ty TNHH: 167 doanh nghiệp (chiếm 49,85%)
- Doanh nghiệp đủ điều kiện hoạt động tại thời điểm 01/01/2021: 333 doanh nghiệp
- Tổng số doanh nghiệp bị đình chỉ hoạt động, bị thu hồi giấy chứng nhận: 76 doanh nghiệp
Trong năm 2019, 2020 có 19 doanh nghiệp thẩm định giá bị định chỉ kinh doanh (năm 2019: 12 DN, năm 2020: 4 DN); 32 doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề thẩm định giá (năm 2019: 16 DN, năm 2020: 16 DN); 16 doanh nghiệp bị xử phạt vi phạm hành chính (năm 2019: 12 DN, năm 2020: 4 DN)
* Về Thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề: Tổng số Thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề: 1.723 thẩm định viên
* Đề xuất của Cục Quản lý Giá:
- Kiến nghị:
+ Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về thẩm định giá: nghiên cứu quy định Nhà nước về thẩm định giá phù hợp với tình hình mới, đề xuất các giải pháp chính sách để xem xét khi nghiên cứu sửa đổi Luật Giá; đồng thời thực hiện sửa đổi, bổ sung đối với một số thông tư liên quan đến lĩnh vực thẩm định giá.
+ Trình Bộ ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 122/2017/TT-BTC ngày 15/11/2017 về việc ban hành Tiêu chuẩn thẩm định giá số 12 - Thẩm định giá trị doanh nghiệp
+ Trình Bộ ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 38/2014/TT-BTC ngày 28/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết một số điều của Nghị định số 89/2013/NĐ-CP ngày 06/8/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giá về thẩm định giá.
- Công tác quản lý thẩm định giá của Cụcc Quản lý Giá trong thời gian tới
+ Trong năm 2021, Cục Quản lý Giá tiếp tục tăng cường công tác tham mưu xây dựng mới và hoàn thiện một số văn bản quy phạm pháp luật về thẩm định giá đã ban hành để đáp ứng và phù hợp với nhu cầu quản lý nhà nước về thẩm định giá trong những năm tiếp theo.
+ Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng nội dung cập nhật kiến thức chuyên ngành thẩm định giá cho các thẩm định viên về giá, đặc biệt chú trọng đến các nội dung thiết yếu như: Thực hiện pháp luật có liên quan đến thẩm định giá; Đạo đức nghề nghiệp gắn liền với trách nhiệm và nghĩa vụ của thẩm định viên, doanh nghiệp thẩm định giá; Nâng cao các kỹ năng quan trọng trong thực hành hoạt động thẩm định giá cụ thể: Phổ biến các kinh nghiệm thẩm định giá của các nước trong khu vực và quốc tế.
+ Trình Bộ có biện pháp xử lý thích đáng, công khai trên phương tiện thông tin truyền thông đối với các trường hợp có vi phạm pháp luật thẩm định giá; khen thưởng kịp thời đối với doanh nghiệp thẩm định giá có thành tích xuất sắc trong quá trình hoạt động chuyên mon.
+ Tổ chức hội thảo chuyên môn, nghề nghiệp nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mức trong thực tiễn; đồng thời nhắc nhở các thẩm định viên về giá, các doanh nghiệp thẩm định giá thực hiện đúng Hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam.
+ Cục Quản lý Giá sẽ tiếp tục công tác kiểm tra tình hình hoạt động đối với các doanh nghiệp thẩm định giá thông quá hình thức kiểm tra định kỳ và trường hợp cần thiết sẽ báo cáo Bộ kiểm tra đột xuất. Đối với một số doanh nghiệp thẩm định giá có nguy cơ cao cần tổ chức kiểm tra toàn diện và khẩn trương thực hiện một số biện pháp ngăn ngừa, cảnh báo rủi ro.
* Đánh giá chung: Trong 2 năm qua số lượng doanh nghiệp thẩm định giá đã phát triển nóng (đạt 333 doanh nghiệp chưa kế các doanh nghiệp đã dừng hoạt động), vượt quá định hướng phát triển nghề trong giai đoạn 2013 – 2020 là 250 doanh nghiệp.
Trong quá trình hoạt động đã để xảy ra không ít hiện tượng tiêu cực, cạnh tranh không lành mạnh như hạ thấp giá và chất lượng dịch vụ, trọng tâm là phục vụ thi hành án, thế chấp vay vốn, mua sắm tài sản Nhà nước ... gây bức xúc trong dư luận. Lãnh đạo Chính phủ và các cơ quan thanh tra kiểm tra đã có chỉ đạo, kiến nghị sửa đổi pháp luật về thẩm định giá theo hướng siết chặt quản lý các doanh nghiệp thẩm định giá.
* Nhận định của VAI: vừa qua, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 12/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 89/2013/NĐ-CP ngày 06/8/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giá về thẩm định giá theo hướng kiểm soát đủ điều kiện đăng ký hành nghề:
+ Thẩm định viên về giá hành nghề phải ký tối thiểu 10 Báo cáo kết quả thẩm định giá, Chứng thư thẩm định giá trong 1 năm
+ Yêu cầu đối với người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp thẩm định giá
+ Thêm trường hợp doanh nghiệp Thẩm định giá không được ký kết hợp đồng dịch vụ
Các quy định này hướng đến việc hạn chế tăng trưởng nóng đăng ký doanh nghiệp hành nghề thẩm định giá cũng như hạn chế việc cho thuê thẻ thẩm định viên về giá. Tuy nhiên quy định này sẽ ảnh hưởng không ít tới các doanh nghiệp hoạt động chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán tư vấn đầu tư, định giá đất ... có số lượng chứng thư thẩm định giá ít trong kỳ báo cáo hoặc một số thẩm định viên chuyên ngành sẽ không đủ số chứng thư (tối thiểu 10 chứng thư) ban hành trong năm dẫn đến số lượng doanh nghiệp thẩm định giá trong năm 2022 có thể sẽ biến động giảm./.
Bản tin VAI