08/03/2019 12:00:00 SA
Vai trò của thẩm định giá trong tố tụng hình sự thông qua ví dụ thực tiễn
"Theo luật sư Thanh, CQĐT và VKSND TP Phủ Lý khởi tố, truy tố Trang về hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản theo khoản 1 Điều 143 BLHS 1999 là không đúng pháp luật, có thể khiến một người bị kết tội oan. Cụ thể, một trong những căn cứ trực tiếp được sử dụng để buộc tội Trang là kết luận định giá tài sản, theo đó hội đồng định giá thiệt hại của chiếc bàn là khoảng 2,9 triệu đồng. Tuy nhiên, kết luận này lại có những sai phạm đặc biệt nghiêm trọng, không tuân thủ đúng trình tự, thủ tục định giá tài sản: Khảo sát giá không phải tại nơi tài sản bị xâm phạm (tài sản bị xâm phạm tại Phủ Lý nhưng lại khảo sát giá tại Hà Nội), không thu thập ít nhất ba mức giá, định giá dựa trên báo giá đối với một mặt bàn có kích thước lớn hơn mặt bàn bị thiệt hại…
Đáng chú ý hơn, theo luật sư Thanh, kết luận định giá tài sản xác định sai đối tượng bị thiệt hại. Số tiền gần 2,9 triệu đồng là giá trị của toàn bộ mặt bàn chứ không phải đối với phần bàn bị sứt, trong khi Trang bị buộc tội cố ý làm hư hỏng tài sản chứ không phải tội hủy hoại tài sản. Trên thực tế, hiện nay chiếc bàn bị sứt mặt đá hai chỗ nhỏ đã được bị hại dán keo, sử dụng bình thường sau khi được CQĐT trả lại."
Khoan hãy bàn đến cuộc định giá (vì nội dung bài báo không nêu rõ và lẫn lộn giữa hội đồng định giá hay thẩm định giá độc lập) có đúng hay sai mà câu đố khó giải nhất là tài sản cần định giá là toàn bộ mặt bàn hay chỉ chỗ bị sứt, cơ quan nào có đủ chức năng giám định tỷ lệ phần trăm còn lại của mặt bàn???
Theo bạn giá trị thiệt hại để chịu trách nhiệm hình sự là cả mặt bàn hay chỉ phần bị "sứt", cách nào để xác định chất lượng cũng như giá trị còn lại của mặt bàn một cách "tối ưu" nhất???
Câu chuyện nhỏ nhưng không nhỏ nếu "chẻ" luật vì nó ở gần ranh giới giá trị xác định là chịu trách hình sự hay xử phạt hành chính, nó không quan trọng về tiền mà vì lương tâm, trách nhiệm với số phận của 1 con người ...
Tin gốc: http://m.plo.vn/…/vu-bi-tu-vi-lam-sut-mat-ban-bi-cao-da-kha…